Hiện tượng ASMR - Phản ứng kích thích cảm giác tự động

ASMR là gì? Chắc hẳn với các bạn thì đây là một thuật ngữ khá lạ lẫm.

Thực ra ít nhiều trong các bạn đã được trải nghiệm ASMR này, đó là cảm giác khi chúng ta được nghe những âm thanh thì thầm, tiếng suối chảy hay tiếng nhai đồ ăn của người khác. Dưới đây, chúng tôi sẽ giải thích cho các bạn hiểu thêm về những điều liên quan đến ASMR.

ASMR (viết tắt của Autonomous Sensory Meridian Response), tạm dịch là phản ứng cực điểm của những cảm giác có thể điều khiển được. Nghe thì hơi khó hiểu, thực ra đó là các cảm giác vật lý của cơ thể bao gồm tiếng râm ran hoặc có một dòng điện chạy từ não đến những khu vực khác của cơ thể khi nghe thấy những âm thanh như thì thầm, tiếng ngân giọng hay tiếng lật trang giấy. Tùy vào mỗi người mà những cảm giác này sẽ khiến chúng ta thư giãn, thoải mái, hạnh phúc hay hưng phấn. Nói tới đây chắc có lẽ các bạn đã mường tượng ra cảm giác này như thế nào rồi nhỉ…

Hành động kích thích ASMR, được chia nó thành 3 loại:

  • Kích thích xúc giác: Bao gồm chạm nhẹ, xoa bóp, chạm tóc, chải chuốt,…

  • Kích thích thị giác: Nhìn chằm chằm, quan sát tay của người khác chuyển động

  • Kích thích thính giác: các loại giọng hát (ví dụ; nhẹ nhàng, thì thầm, chậm rãi, tiếng ngân giọng,…) hay âm thanh miệng (như nhai, thổi,…) hay những âm thanh khác liên quan đến đối tượng cảm nhận (gõ, cào, cắt, vuốt ve, chạm tay, tiếng lật trang giấy, gõ bàn phím,…). Vì những âm thanh đó tạo cho người nghe một cảm giác quen thuộc, sảng khoái.

Đi sâu về những kích thích ASMR đến thính giác, chúng tôi xin cụ thể cách thức nó tác động lên cảm xúc của não bộ:

  • Tiếng thì thầm: Đây là một trong những yếu tố kích thích ASMR phổ biến nhất, tiếng thì thầm nhẹ nhàng có tác dụng giúp bình tĩnh và thư giãn. Nghiên cứu chỉ ra một âm thanh đơn giản như có liên quan đến tiếng thì thầm chậm rãi có thể hỗ trợ các vấn đề về giấc ngủ.​
  • Tiếng thổi: Ví dụ: Tiếng thổi bong bóng tạo ra hiệu ứng tương tự như tiếng thì thầm. Nó giống như một cơn gió nhẹ, có thể đưa bạn đến với một giấc ngủ ngon lành.
  • Tiếng tay gõ vào một bề mặt: Ví dụ: Gõ lên bàn, mặt gỗ, kính,… nó thúc đẩy sự thư giãn.
  • Kể ra thì còn rất nhiều: Tiếng giọt nước rơi, tiếng nhai kẹo cao su, tiếng vo vo, tiếng tích tắc của đồng hồ, tiếng mèo kêu,…

Nó hoạt động như thế nào?

Nhiều người mô tả tiếng râm ran hoặc như có điện chạy dọc sống lưng. Các nhà khoa học cũng đưa ra giả thuyết là não tiếp nhận các tín hiệu trên như một cách kích hoạt phản ứng khoái cảm của não.

Một nghiên cứu công bố trên PeerJ năm 2015, xác định ASMR có thể dẫn đến sự cải thiện ngắn hạn trong các triệu chứng đau đầu mãn tính và trầm cảm. Những người tham gia trải nghiệm ASMR cho thấy sự gia tăng đáng kể những cảm xúc tích cực và khả năng kết nối xã hội của họ.

Tuy nhiên, ASMR không hoàn toàn có hiệu quả với tất cả chúng ta. Có những người sẽ cảm nhận được phản ứng gần ngay lập tức. Nhưng những người khác thì phải mất thời gian để cảm nhận nó xảy ra với họ. Đó là do sự đa dạng về thần kinh của con người.

Về vấn đề này, còn rất nhiều nghiên cứu đang được xem xét tiến hành để làm rõ hơn những cảm giác mà con người có thể nhận dạng và phản ứng có tác động như thế nào. Vai trò và tầm quan trọng của hormone hạnh phúc: endorphins, dopamine, oxytocin và serotonin lên các phản ứng đó của não bộ.

Cập nhật: 20/05/2020 Theo Tinh tế
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video