Hiện tượng những đám mây tỏa sáng về đêm

Jim Russel, một giáo sư thuộc Đại học Hampton, nhà khoa học khí quyển và chịu trách nhiệm chính cho vệ tinh AIM được tài trợ bởi NASA, là người đầu tiên nghiên cứu về những làn mây mỏng tỏa sáng về đêm xuất hiện ở vùng địa cực đã tiết lộ những thông tin các đám mây được cho là bị tác động do thay đổi khí hậu.

Russel đã phát hiện ra những đám mây này sáng hơn và trải rộng hơn khi tầng trên cùng của tẩng khí quyển trở nên lạnh hơn. Ông cho rằng những thay đổi này là do sự nóng lên toàn cầu mà con người là tác nhân chính.

(Ảnh minh họa: TRB.com)
Vệ tinh Mesosphere đang chuyển về sơ đồ định vị toàn cầu đầu tiên bề mặt và cấu trúc của các đám mây, bao gồm các phân tử bụi đá kết lại với nhau trên khoảng không cách bề mặt trái đất khoảng 42 đến 60 dặm. Sơ đồ cho thấy, những đám mây nhạy cảm với thay đổi thuộc tầng trên của bầu khí quyển khác với các giả thiết trước kia bởi chúng đang thay đổi độ sáng và phạm vi.

Các nhà khoa học cho biết, đây là nguyên nhân vì sao cư dân của những vùng ở phía nam như bang Colorado và Utah có thể thấy được những đám mây này trong những năm gần đây. Trước đây, chỉ có người dân khu vực bắc Âu và Canada mới nhìn thấy loại mây đó.

AIM nằm trong chương trình Small Explorers do NASA tài trợ. Ngân sách dành cho dự án này khoảng 140 triệu đôla đến tháng năm 2009, nhưng giáo sư Russel hy vọng dự án này có thể được hỗ trợ thêm để mở rộng nghiên cứu. Vệ tinh AIM đang nghiên cứu những đám mây ở Nam Cực, những đám mây sáng chỉ hình thành ở từng bán cầu vào mùa hè khi ở những điểm cao nhất của bầu khí quyển nhiệt độ thấp nhất.

Giáo sư Russel trình bày lần đầu tiên một phần kết quả nghiên cứu tại một cuộc họp của American Geophysical Union (Liên đoàn Vật lý địa chất Mỹ) ở San Francisco: “Chúng tôi muốn thu được những dữ liệu dài hạn để khảo sát những thay đổi cũng mang tính dài hạn.”

Russel cho biết, biến đổi khí hậu có thể đã làm thay đổi nhiệt độ và lượng hơi nước. Khi nhiệt độ bề mặt Trái đất nóng lên, những vùng lạnh nhất của bầu khí quyển, nơi xuất hiện của các đám mây, cũng trở nên lạnh hơn. Nhiệt độ càng lạnh thì những đám mây càng mở rộng phạm vi.

Tuệ Minh (Theo AP, Yahoo News)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video