Hiện tượng thiên nhiên kỳ thú trên bầu trời Việt Nam

Ngày biến thành đêm ở Quảng Ninh, cầu vồng đôi ở Hà Nội, mây ngũ sắc tại Vĩnh Phúc... là những hiện tượng lạ gây xôn xao cộng đồng.

>>> Hiện tượng lạ, ngày "bỗng thành" đêm ở thành phố Hạ Long


9h sáng 3/4, người dân ở khu vực Hòn Gai, TP Hạ Long (Quảng Ninh) phải bật đèn để sinh hoạt và kinh doanh do bầu trời tối sầm xuống. Hiện tượng này cũng được ghi nhận ở nhiều tỉnh phía Bắc khác. Nguyên nhân được xác định là do cơn giông lớn, mây đen dày đặc đã bao phủ mặt trời.


Mặt trời tỏa hào quang xuất hiện nhiều ở một số địa phương những năm qua như Đà Nẵng, Bà Rịa- Vũng Tàu, Lào Cai, Đà Lạt, Bình Dương. Quầng mặt trời là hiện tượng quang học trong khí quyển do những đám mây hoặc những lớp không khí trên cao có hạt băng, hạt bụi nước khúc xạ với ánh sáng mặt trời tạo nên. Quầng mặt trời tương tự như quầng mặt trăng, khi quầng mặt trời xuất hiện là lúc thời tiết khô ráo, không mưa. Trên hình là hiện tượng hào quang mặt trời được ghi nhận ở Bắc Kạn vào tháng 8 năm ngoái. Ảnh do độc giả Hà Triệu Ngọc Quỳnh cung cấp.


Đám mây kỳ thú trên bầu trời Hà Nội vào buổi chiều cuối tháng 8/2009 sau cơn mưa lớn. Các nhà khoa học cho biết, hiện tượng này không liên quan đến các diễn biến khí tượng lớn, nhưng tần suất lặp lại của các đám mây rất thấp nên hiếm gặp. Đó là mây mammatus, Việt Nam gọi là "mây vảy rồng". Ảnh: Long Hà.


Buổi chiều cuối tháng 7/2012, những đám mây ngũ sắc xuất hiện trên bầu trời Hà Nội và Vĩnh Phúc. Hiện tượng này trước đó được người Quy Nhơn chứng kiến vào tháng 6/2012. Mây ngũ sắc là sự xuất hiện của màu sắc trong một đám mây, không quá hiếm gặp. Đám mây ngũ sắc được tạo ra nhờ nhiễu xạ, các giọt nước nhỏ hoặc các tinh thể nước đá nhỏ trong đám mây tán xạ ánh sáng trắng. Ảnh do độc giả Đặng Hoàng Long - Vũ Đình Khánh cung cấp.


Cũng trong tháng 7/2012, người Hà Nội được chứng kiến cầu vồng đôi và những áng mây rực rỡ sắc màu. Cầu vồng là hiện tượng tán sắc của ánh sáng mặt trời khi tương tác với những hạt nước trong không khí. Khi ánh sáng vừa bị phản xạ, vừa bị khúc xạ qua hạt nước, nó sẽ tách thành các màu theo thứ tự đỏ, cam, vàng, lục, lam, chàm, tím. Thường thấy nhất là cầu vồng đơn, còn cầu vồng "sinh đôi" rất hiếm gặp. Theo các nhà khoa học quốc tế, bí ẩn của loại cầu vồng này nằm ở sự kết hợp của các giọt nước với kích cỡ khác nhau. Đôi khi, hai cơn mưa rào xảy ra cùng một lúc, các hạt mưa sẽ có kích cỡ khác nhau và tạo ra cầu vồng hơi biến dạng. Những cầu vồng này kết hợp sẽ làm thành cầu vồng sinh đôi. Ảnh do độc giả Đỗ Duy Trường cung cấp.


Sáng 1/9/1989, nhiều người thấy đám mây hình rồng Đền Đô (Bắc Ninh). Ảnh: Nguyễn Đức Thìn.

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video