Mặt trời giả, cầu vồng sinh đôi, mưa cá, mưa máu,... là những hiện tượng lạ xuất hiện trên bầu trời không chỉ thu hút sự chú ý của các nhà khoa học mà còn khiến người dân tò mò.
Mặt trời giả là hiện tượng lạ khi xuất hiện hai, ba hay nhiều “Mặt trời” xuất hiện cùng lúc, chỉ có 1 Mặt trời thật còn lại là hư ảo được gọi Mặt trời giả. Mặt trời thật sáng hơn các Mặt trời giả. Hiện tượng mày thường diễn ra lúc mặt trời ở gần chân trời, Mặt trời giả là các vùng sáng ở rìa.
Mặt trời giả là hiện tượng lạ thu hút sự chú ý của nhiều người
Hiện tượng thiên văn này tuy hiếm nhưng không thần bí vì đều là những hiện tượng quang học bình thường, do sự khúc xạ ánh sáng của các tinh thể bụi đá trong các đám mây ở trên cao tạo nên.
Cầu vồng "sinh đôi" là hiện tượng hiếm gặp, chúng có chung gốc nhưng lại tách thành 2 cung vòng riêng biệt. Bí ẩn của hiện tượng nằm ở sự kết hợp của các giọt nước với kích cỡ khác nhau. Đôi khi, hai cơn mưa rào xảy ra cùng một lúc.
Hiện tượng lạ này mang lại vẻ đẹp hiếm có trên bầu trời
Khi đó, các hạt mưa sẽ có kích cỡ khác nhau và tạo ra các cầu vồng hơi biến dạng. Những cầu vồng này kết hợp sẽ tạo thành cầu vồng sinh đôi.
Vào buổi tối tại cửa sông Catatumbo, Venezuela, bầu trời thường xuất hiện khoảng 150 – 200 ánh chớp mỗi phút nhưng hầu như không có tiếng sấm đi kèm. Giới khoa học gọi đây là hiện tượng “chớp Catatumbo” hay “lò sản xuất ozone” lớn nhất thế giới.
Hiện tượng lạ ở Venezuela gây không ít bất ngờ cho giới khoa học
Chúng được hình thành do khí ozone (O3) liên tục được sản sinh do tương tác của tia chớp với oxy trong khí quyển, do sự tiếp xúc của các khối khí lạnh từ dãy Andes với không khí nóng ẩm từ khu vực hồ lân cận. Ước tính hiện tượng này xảy ra khoảng 150 đêm/năm, xuất hiện nhiều nhất khi độ ẩm môi trường lên cao.
Sự kiện này xảy ra đều đặn mỗi năm vào khoảng tháng 5 đến tháng 7 và dần trở thành quen thuộc đến mức thường xuyên được nhắc tới trong văn hóa dân gian của người dân địa phương Yoro, Honduras. Ban đầu những cơn mưa kéo đến bình thường như bao cơn mưa khác trên thế giới, mưa lớn nặng hạt trong khoảng 2 – 3 giờ. Sau cơn mưa, hàng ngàn con cá vẫn còn sống đang vùng vẫy trên mặt đất, người dân Yoro nhặt cá cứ như thể… hái nấm trong rừng và đem về làm thịt.
Hàng ngàn con cá rơi từ trên trời xuống tạo thành cơn mưa cá ở Honduras
Cũng nhờ hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ này mà hàng năm, rất nhiều khách du lịch đến Yoro với háo hức tham dự “Rain of Fish Festival” (Lễ hội Mưa cá) được tổ chức thường niên kể từ năm 1998. Nhiều người cho rằng, nguyên nhân gây nên hiện tượng này là do các trận cuồng phong, lốc xoáy từ biển thổi vào đã cuốn đàn cá vốn rất đông đúc trên vùng biển Caribbean phía bắc ra khỏi mặt nước ở độ cao hàng nghìn mét. Những chú cá này theo mưa và ở đất liền. Tuy nhiên, đó vẫn chỉ là một giả thuyết và cho đến nay, vẫn chưa có ai tìm được lời lý giải xác đáng nhất.
Mưa máu đỏ xuất hiện lần đầu tiên ở Kerela, Ấn Độ vào năm 2001 và kéo dài đều đặn gần 3 tháng từ ngày 25/6 đến 23/9. Sự kiện này ngay lập tức làm xôn xao dư luận Ấn Độ - nơi đa phần người dân rất tin vào tín ngưỡng tôn giáo. Rất nhiều giả thuyết đã được đưa ra, trong đó nhiều người cho rằng màu đỏ của mưa rất có thể là hậu quả của một vụ nổ thiên thạch.
Cơn mưa kỳ lạ này do 1 loài sinh vật có màu đỏ mang lại
Mãi cho tới năm 2006 khi hiện tượng này lặp lại vào ngày 4/3, nhà vật lý Godfrey Louis thuộc trường đại học Mahatma Gandhi mới thu thập được các mẫu nước mưa và tìm ra lý do. Nguyên nhân là nước mưa ở Kerela bị nhuộm màu của một loài tảo biển đỏ có tên khoa học là Rhodophyceae.
Những đàn chim sáo cùng bay thành 1 đám lớn trên bầu trời đã tạo nên hiện tượng kỳ dị này
Vào mùa xuân, người dân Đan Mạch thường được chứng kiến một sự kiện vô cùng thú vị: hàng triệu con chim sáo đá từ khắp nơi tụ lại thành đàn lớn trong khoảng thời gian một giờ trước khi mặt trời lặn. Những con chim sáo đá di cư từ phương nam tới, ban ngày kiếm ăn trên đồng cỏ, đến chiều tối thì tụ hội lại để “nhảy múa” trên bầu trời rồi sau đó tìm chỗ ngủ trên các cây sậy khi mặt trời đã lặn. Sự kiện này thường xuất hiện vào đầu mùa xuân, giai đoạn từ tháng 3 đến trung tuần tháng 4 tại các khu đầm lầy phía tây Đan Mạch.
“Cầu vồng lửa” ở Idaho, Mỹ là một trong những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú và hiếm thấy nhất trên thế giới. Cầu vồng ở đây không giống với cầu vồng thông thường mà được sinh ra khi ánh sáng đi xuyên qua các đám mây xoắn ở trên cao và chỉ khi mặt trời ở rất cao - trên 58 độ so với đường chân trời, con người mới có thể chứng kiến hiện tượng thú vị này.
Cầu vồng lửa là hiện tượng hiếm gặp và phải hội tụ nhiều điều kiện thiên nhiên lý tưởng
Ngoài ra, các tinh thể băng 6 cạnh trong đám mây xoắn phải có hình như chiếc đĩa dày, có các mặt song song với mặt đất mới tạo ra một cầu vồng lửa hoàn hảo. Khi ánh sáng xuyên thẳng đứng qua mặt phía trên và đi ra ở mặt phía dưới sẽ bị khúc xạ, giống như thể ánh sáng đi qua một lăng kính. Nếu các tinh thể băng xoắn xếp thành hàng hợp lý, toàn bộ đám mây sẽ toả ra một quang phổ màu trông giống như một đám lửa tuyệt đẹp.
Gió mạnh thổi chiếc ghế găm sâu vào tường.
Năm 2011, cơn lốc xoáy có độ rộng đến hơn một km quét qua Joplin, Missouri, Mỹ, san phẳng nơi này thành những đống đổ nát. Gió lớn với tốc độ 320km/h đã cuốn theo một chiếc ghế và quật mạnh đến nỗi chân ghế găm sâu vào tường ngoài của một cửa hàng.
Mưa ếch ở thị trấn Odzaci, Serbia.
Cây nước (waterspout), hình thành do gió xoáy cuốn nước lên thành những cột giống lốc xoáy, cũng có thể cuốn các sinh vật lên không trung. Năm 2005, một cây nước đã hút hàng nghìn con ếch từ hồ lên và thả chúng xuống thị trấn Odzaci, Serbia gần đó.
Lốc xoáy côn trùng cao hơn 300m ở Vila Franca de Xira, Bồ Đào Nha.
Năm 2014, một nhiếp ảnh gia chụp được hình ảnh cơn lốc xoáy cao hơn 300m toàn côn trùng, có thể là châu chấu, ở Vila Franca de Xira, Bồ Đào Nha. Những cơn gió lốc nhỏ có thể cuốn theo muỗi vằn, nhưng những lốc xoáy côn trùng lớn thường chỉ là ảo ảnh hoặc côn trùng di chuyển theo bầy chứ không phải hiện tượng thời tiết.
Tấm séc cá nhân bị thổi bay hơn 320km.
Những dòng khí chuyển động hướng lên của lốc xoáy có thể cuốn giấy và các vật nhẹ khác lên cao 6.000m và mang chúng đi xa hàng kilomet. Khoảng cách xa nhất được ghi nhận năm 1915, khi một tấm séc cá nhân bị thổi bay hơn 320km từ Great Bend, Kansas đến Palmyra, Nebraska, Mỹ.
Mưa đá lớn xảy ra ở Nam Dakota, Mỹ năm 2010.
Năm 2010, những trận mưa đá lớn trút xuống Vivian, Nam Dakota, Mỹ. Một cục đá tromg trận mưa đã lập kỷ lục với trọng lượng lên đến 0,9 kg. Những cục đá này thường có kích cỡ bằng viên bi, sau đó bị các dòng khí mạnh của cơn bão quăng quật lâu hơn và bọc thêm băng bên ngoài.