Hiệu ứng nhà kính đưa Trái Đất về kỷ Jura

Các đại dương đang ấm lên sẽ làm mực nước biển dâng cao
Nếu cứ để nhiệt độ ấm dần lên do hiệu ứng nhà kính, Trái Đất có thể quay trở lại kỷ Jura cách đây 150 triệu năm. Điều đó có nghĩa là, mọi loài sinh vật bị tiêu diệt...

Mới đây, tại một hội thảo khoa học quốc tế, tổ chức tại Nam Kinh, Trung Quốc, hơn 80 nhà khoa học trên thế giới cảnh báo, Trái Đất có thể quay trở lại thời kỳ kỷ Jura cách đây 150 triệu năm.

Đây là thời kỳ mà nhiệt độ Trái Đất cùng mực nước biển đều tăng cao và huỷ diệt mọi loài sinh vật.

Các phát hiện khảo cổ cho thấy, phân tầng địa tầng của kỷ Jura rất rõ ràng, bên trên là địa tầng màu đỏ, bên dưới cũng là địa tầng màu đỏ, còn ở giữa là các mỏ than với trữ lượng lớn, điều đó cho biết, hiệu ứng nhà kính đã phát sinh ở thời kỳ kỷ Jura. Nhiệt độ lúc bấy giờ chắc chắn đã tăng rất cao nên đất bùn đều chuyển thành màu đỏ, mà ở địa tầng màu đỏ đó không hề phát hiện thấy dấu vết của hoá thạch sinh vật, chứng tỏ rằng mọi sinh vật đều đã bị diệt sạch.

Những bằng chứng gần 9ây hơn cho thấy, nồng độ đi-ô-xít các-bon trong khí quyển của 400 nghìn năm trước khoảng 180 - 280ppm (số lượng phân tử đi-ô-xít các-bon/ 1 triệu phân tử không khí), nhưng từ sau khi cách mạng công nghiệp ra đời, nồng độ này không ngừng tăng lên, đến năm 2004 con số này đã lên tới 379ppm.Đây là điều kiện phát sinh hiệu ứng nhà kính nghiêm trọng ở kỷ Jura.

Các nhà khoa học dự đoán, nếu cứ để nồng độ đi-ô-xít các-bon cứ tiếp tục tăng lên thì sau 100 năm nữa hoặc trong thời gian ngắn hơn, rất có thể hiệu ứng nhà kính có mức độ giống như thời kỳ kỷ Jura sẽ tái xuất hiện. Lúc đó băng ở hai cực của trái đất sẽ tan ra, đất liền sẽ bị thu hẹp, nhiệt độ tăng cao và một lượng lớn sinh vật sẽ bị huỷ diệt. Sao Kim chính là bài học về hiệu ứng nhà kính cho trái đất.

Nhiệt độ bề mặt của sao Kim lên tới gần 5000C và không cho phép sự tồn tại của bất kỳ lòai sinh vật nào.

Không chỉ khô và nóng, trên 90% thành phần khí quyển của sao Kim là đi-ô-xít các-bon, áp suất khí quyển cũng cao gấp 90 lần so với trái đất. Ngoài ra, sao Kim còn bị che phủ bởi một lớp mây a-xít sun-phua-ric dày.

Nguyên nhân gây nóng ở sao Kim chính là do hiệu ứng nhà kính.

Với sao Kim, một số nhà khoa học dự đoán, ở đây đã từng có môi trường ấm áp, nhưng sự xuất hiện hiệu ứng nhà kính không thể kiểm soát đã làm cho toàn bộ nước trên bề mặt sao Kim bị bay hơi (nước bay hơi cũng làm tăng hiệu ứng nhà kính), nên cuối cùng, sao Kim bị biến thành "lò nướng" như ngày nay. Mặc dù "hiệu ứng nhà kính" đã trở thành một trong những mối lo đối với nhiệt độ trái đất, nhưng nếu hoàn toàn không có hiệu ứng nhà kính thì nhiệt độ trái đất sẽ luôn ở dưới mức 00C và sẽ không có sự sống.

Đến cuối thế kỷ 21, nhiệt độ của trái đất có thể sẽ tăng lên từ 1,4 đến 5,80C do hiệu ứng nhà kính, cũng có nghĩa là sẽ có thêm những mối đe doạ từ thiên tai. Con người sẽ phải đối mặt với những hiểm hoạ do chính mình gây nên nếu không được khống chế kịp thời.

Tuyết Nhung
Theo VietNamNet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video