Nghiên cứu mới đây cho biết việc ngày một tăng lượng CO2 trong không khí làm ảnh hưởng đáng kể đến năng suất cây trồng.
>>> Nhật Bản tiến hành “chôn” khí CO2 dưới đáy biển
Thực vật thông thường tạo chất dinh dưỡng bằng cách chuyển hóa Nitrat thành các Protein. Tuy nhiên, CO2 được cho là “thủ phạm” ức chế quá trình chuyển đổi này.
Ô nhiễm môi trường kéo theo sự gia tăng của CO2 được cho là nguyên nhân khiến cho thực phẩm mất dần chất dinh dưỡng.
Giáo sư Arnold Bloom thuộc Viện Khoa học thực vật của Đại học California cùng các đồng nghiệp của mình đã tiến hành kiểm tra các mẫu lúa mì để thấy được mức độ ảnh hưởng của CO2. Nghiên cứu kéo dài từ năm 1996 và năm 1997 tại Trung tâm Arigultural Maricopa gần Phoenix, Arizona.
Kết quả cho thấy, nồng độ CO2 đã khiến cho tốc độ đồng hóa nitrat bị chậm lại. CO2 làm giảm đáng kể giá trị dinh dưỡng của cây trồng.
Trước đó, các nhà khoa học luôn đặt câu hỏi và tìm mọi cách lý giải về sự sụt giảm chất lượng của cây trồng. Và cho đến bây giờ, nghiên cứu này được coi là phát hiện đầu tiên tố cáo CO2 là nguyên nhân khiến cho hoa màu giảm chất lượng dinh dưỡng.
Các nghiên cứu khác của nhóm cũng chỉ ra rằng nồng độ protein trong lúa mì, gạo, lúa mạch và khoai tây giảm trung bình khoảng 8%. Và với lượng CO2 tiếp tục tăng trong những năm tới thì chất lượng thực phẩm sẽ tiếp tục giảm khoảng 3% nữa.
Với tình hình phức tạp về ô nhiễm môi trường như vậy, biện pháp duy nhất để hoa màu giữ được giá trị dinh dưỡng là sử dụng phân bón Nitơ cho cây trồng.