Hiệu ứng tiến sĩ Fox (Dr. Fox effect) là gì?

Hiệu ứng tiến sĩ Fox (tiếng Anh: Dr. Fox effect) cho rằng người nghe có thể bị đánh lừa về trình độ, kiến thức của người giảng nhất là người giảng sử dụng các thủ thuật diễn thuyết làm cho bài giảng của mình có vẻ hay ho.

Định nghĩa

Hiệu ứng tiến sĩ Fox trong tiếng Anh là Dr. Fox effect.

Hiệu ứng tiến sĩ Fox cho rằng người nghe có thể bị đánh lừa về trình độ, kiến thức của người giảng nhất là người giảng sử dụng các thủ thuật diễn thuyết (ẩn dụ, kể chuyện, ngôn ngữ cơ thể...) làm cho bài giảng của mình có vẻ hay ho.


(Hình minh họa: 42courses.com)

Nội dung của Hiệu ứng tiến sĩ Fox 

  • Hiệu ứng tiến sĩ Fox bắt nguồn từ nội dung thí nghiệm của ba nhà tâm lí giáo dục học Naftulin, Ware và Donnelly vào năm 1973.

Trong thí nghiệm này, ba nhà tâm lí học đã cho một nhóm các bác sĩ, nhà tâm lí, nhà hoạt động xã hội, nhà quản lí giáo dục... ngồi nghe một bài giảng về chủ đề “Lí thuyết trò chơi toán và ứng dụng vào giảng dạy y học” (“Mathematical game theory and its application to physician education”).

  • Bài giảng này được giảng bởi “Tiến sĩ Myron L. Fox, đến từ Đại học Y dược Albert Einstein, là học trò của von Neumann, chuyên ứng dụng toán học vào hành vi con người, là tác giả của hai quyển sách và nhiều bài báo về chủ đề này.”

Thực ra, tiến sĩ Fox này chỉ là một anh diễn viên được ba nhà tâm lí học nói trên thuê về. Anh chàng chỉ được “mớm” cho một số vấn đề cơ bản về lí thuyết trò chơi, còn lại bài giảng chủ yếu là những chiêu trò diễn thuyết.

  • Theo như chính tác giả của thí nghiệm, thì bài giảng đầy những câu nói nước đôi, thuật ngữ mới và lối lập luận cực kì phi logic, nhưng được chêm vào nhiều đoạn gây hài và thu hút sự chú ý khá đúng chỗ.
  • Kết quả là, tuy người ngồi dưới toàn các chuyên gia, và thậm chí nhiều người có trình độ hiểu biết về lí thuyết trò chơi còn cao hơn cả anh diễn viên, nhưng mọi người ở dưới đều đánh giá rất cao “tiến sĩ Fox:” Ai cũng nghĩ rằng tiến sĩ Fox giảng hay, hiểu biết sâu rộng, và họ đã học được rất nhiều điều từ bài giảng của ông!

Liên hệ thực tiễn

Như đã trình bày ở trên, người nghe thường nghĩ rằng người diễn thuyết giỏi, đồng thời cho rằng bản thân họ đã học được điều gì đó nếu bài diễn thuyết (bài viết) hấp dẫn (mà không nhất thiết phải có nội dung).

Vì lí do đó, nhiều diễn giả dỏm chuyên kinh doanh nước bọt đã ứng dụng chiêu trò này, sử dụng nhiều từ ngữ hào nhoáng và câu chuyện hay ho để lừa khách hàng. Đây là chiêu trò rất hay được sử dụng trong việc bán khóa học, viết quảng cáo, viết sách hay xây dựng thương hiệu cá nhân.

Do đó, để tránh bị tác động bởi Hiệu ứng tiến sĩ Fox, mọi người cần cẩn trọng hơn khi đánh giá một khóa học hay chuyên gia nào đó. Tốt nhất là mỗi khi nghe giảng hay đọc sách, bạn nên ghi chú lại những thứ mình tiếp thu được, kiểm tra kĩ các con số hay bài báo được nhắc đến, sau đó cố gắng đánh giá lại theo cách khách quan nhất có thể.

Cập nhật: 13/02/2023 dongvonkinhdoanh
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video