Mới đây, một người dùng trên mạng xã hội Twitter đã đăng tải một video ghi lại cảnh sử dụng kính hiển vi để quan sát bề mặt một quả dâu tây mới hái từ trên cây.
Hình ảnh quả dâu tây dưới ống kính hiển vi.
Đoạn video nhanh chóng thu hút hơn 7,4 triệu lượt xem nhờ chỉ ra thứ "không ngờ" đang sống bên dưới lớp bề mặt tưởng như cực kỳ hấp dẫn của loại trái cây này.
Được biết, đây là loài bọ ve có kích thước cực nhỏ, thường sống trên quả dâu tây và thân cây. Chúng đẻ trứng dọc theo gân lá, và thích hút chất dinh dưỡng từ lá, cũng như những hạt kín trên bề mặt của quả dâu.
Đoạn video khiến những người có thói quen ăn trực tiếp quả dâu tây mà không cần rửa cần phải suy nghĩ lại. Dù chưa có bằng chứng nào cho thấy loài bọ này gây hại cho sức khỏe, nhưng việc quan sát thấy chúng đang bò và sinh sống trên quả dâu tây có thể khiến nhiều người "sởn da gà".
Dâu tây là một chi thực vật hạt kín và loài thực vật có hoa thuộc họ Hoa hồng. Dâu tây xuất xứ từ châu Mỹ và được các nhà làm vườn châu Âu cho lai tạo vào thế kỷ 18 để tạo nên giống dâu tây được trồng rộng rãi hiện nay.
Dâu tây trên thực tế không phải là một quả mọng như nhiều người vẫn lầm tưởng. Phần quả phát triển từ đế hoa.
Dâu tây được nhiều người đánh giá cao nhờ hương thơm đặc trưng, màu đỏ tươi, mọng nước...
Trong đó, mỗi "hạt" ở bề mặt ngoài của quả dâu thực ra là một trong các bầu nhụy của hoa, với một hạt chứa ở bên trong. Do vậy, nơi này cũng thường thu hút các loại côn trùng, bọ nhỏ lui tới để làm nhiệm vụ thụ phấn.
Dâu tây được nhiều người đánh giá cao nhờ hương thơm đặc trưng, màu đỏ tươi, mọng nước và vị ngọt. Ngoài việc ăn trực tiếp như một loại trái cây bổ dưỡng, nó còn được chế biến thành mứt, nước trái cây, bánh, kem...
Năm 2017, sản lượng dâu tây trên thế giới là 9,22 triệu tấn, dẫn đầu là Trung Quốc chiếm 40% tổng sản lượng. Ở Việt Nam, khí hậu mát mẻ của miền núi Đà Lạt là môi trường thích hợp với việc canh tác dâu, nên loại trái cây này được xem là đặc sản của vùng cao nguyên nơi đây.