Hình cầu khổng lồ nghi thuộc về nền văn minh bí ẩn 1.500 năm trước

Một hình cầu khổng lồ trong rừng Bosnia có bán kính khoảng 1,5 mét, chứa hàm lượng sắt cao có thể thuộc về một nền văn minh tiên tiến tồn tại khoảng 1.500 năm trước.

Theo Telegraph, hình cầu nằm ở khu rừng ngoài thị trấn Zavidovici, miền tây trung bộ Bosnia. Tiến sĩ Sam Osmanagic cho rằng, "quả bóng khổng lồ" này chứng minh sự tồn tại của một nền văn minh tiên tiến có niên đại hơn 1.500 năm trước.


Tiến sĩ Osmanagic bên khối đá hình cầu khổng lồ. (Ảnh: Telegraph).

Trong thế kỷ 20, khu vực này từng có nhiều quả cầu như thế này nhưng hầu hết bị phá hủy vào những năm 1970 bởi những kẻ săn khoáng sản, vì cho rằng bên trong chúng chứa vàng.

Tiến sĩ Osmanagic nổi tiếng là "Indiana Jones người Bosnia". Indiana Jones là bộ phim kể về một tiến sĩ khảo cổ học lừng danh đến vùng Trung Mỹ tìm chiếc đầu lâu bằng thạch anh huyền bí để giải cứu bạn thân và người tình cũ.

Năm 2005, Osmanagic gây chấn động giới khảo cổ khi tuyên bố, cụm đồi Visoko ở Bosnia ẩn giấu những kim tự tháp cổ đại, nối với thế giới ngầm dưới lòng đất. Mặc dù nhiều người giễu cợt ông về phát ngôn này, nhưng chính phủ Bosnia vẫn ủng hộ và tài trợ tiền khai quật.

Anthony Harding, chủ tịch Hiệp hội khảo cổ học châu Âu, nói rằng cuộc khai quật ở Visoko "cực kỳ vô lý".

"Có một số di tích khảo trên đồi, và tôi được biết rằng nó thuộc về thời Trung Cổ, có thể là thời đại đồ Đồng hoặc La Mã. Tuy nhiên, suy đoán có một cấu trúc 12.000 năm tuổi dưới lòng đất hoàn toàn chỉ là tưởng tượng, bất kỳ ai có kiến thức cơ bản về khảo cổ học hay lịch sử đều biết thừa điều đó".


Khối đá hình cầu có bán kính từ 1,2 - 1,5 mét. (Ảnh: Telegraph).

Năm nay, các nhà phê bình một lần nữa đồng loạt đưa ra chỉ trích về tuyên bố của tiến sĩ Osmanagic.

Nói về hình cầu khổng lồ trong khu rừng ở Zavidovici, Mandy Edwards, đại học Manchester, khoa Khoa học Môi trường, Khí quyển và Trái Đất cho biết, đây là hòn đá tự nhiên, không phải nhân tạo.

Nó được hình thành "bởi sự kết tủa cement khoáng tự nhiên trong không gian hạt trầm tích", hay còn gọi là quá trình kết hạch, Edwards nói.

Cập nhật: 13/04/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video