Hình thành đám mây lạ trên Nam cực

Điều kiện lạnh lẽo đặc biệt của cực nam trái đất đã tạo ra một loại mây lạ trên bầu trời, các nhà khoa học cho biết.

Chuyên gia khí tượng Renae Baker đã chụp được những hình ảnh ngoạn mục về các đám mây lóng lánh như xà cừ, còn được biết đến với tên gọi mây bình lưu vùng cực, hồi cuối tuần trước tại trạm Mawson của Australia trên Nam cực.

Những đám mây ngũ sắc hình thành trên bầu trời Nam cực trong điều kiện cực lạnh. (Ảnh: NASA)

Những đám mây này chỉ xuất hiện ở vĩ độ rất cao ở hai đầu trái đất, trong điều kiện nhiệt độ nhỏ hơn -80 độ C. Một quả bóng thám không đã đo được nhiệt độ nơi đây trong ngày chụp các bức ảnh đó là - 87 độ C.

Trông giống như những vỏ xà cừ trong không khí, các đám mây này hình thành khi ánh sáng nhạt của buổi hoàng hôn xuyên qua các tinh thể nước băng được thổi dọc theo một luồng gió bình lưu mạnh, ở độ cao hơn 9 km cách mặt đất.

"Thật ngạc nhiên, gió ở độ cao này thổi với tốc độ gần 230 km/giờ", Baker nói.

Nhà khoa học về khí quyển phân tầng Nam cực Australia Andrew Klekociuk cho biết chúng ta hiếm khi quan sát thấy các đám mây này, nhưng thực sự chúng vẫn thường xuyên được tạo ra khi không khí thổi qua các đỉnh núi ở vùng cực.

"Bạn phải đứng đúng vị trí trong mùa đông, và mặt trời phải ở ngay dưới đường chân trời thì bạn mới có cơ nhìn thấy chúng", ông nói.

T. An

Theo AP, Reuters, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video