Những đám mây kỳ dị trên bầu trời

  •  
  • 3.327

Những đám mây bồng bềnh tại Cedar Rapids, bang Iowa, trong một bức ảnh không đề ngày tháng này có thể là những ví dụ về một dạng mây mới được phát hiện từ năm 1951. Gavin Pretor Pinney – người sáng lập Hiệp hội đánh giá mây cũng hy vọng như thế.

Gavin - người đam mê vẻ đẹp của mây tại Anh – cho biết ông bắt đầu chụp những bức ảnh mây kỳ lạ và ngoạn mục (bao gồm bức ảnh này) vào năm 2005 nhưng lại không biết làm thế nào mà định nghĩa nó.

Một vài tháng trước ông bắt đầu chuẩn bị đệ trình các kiểu hình thành kỳ lạ của mây lên Tổ chức khí tượng học thế giới của Liên Hợp Quốc giúp phân loại mây.

Pretor-Pinney gọi đùa nó là “đám mây Jacques Cousteau” bởi nó trông giống như bề mặt bị khuấy đảo của đại dương khi nhìn từ bên dưới. Nhưng sau đó ông đưa ra một cái tên Latin chính thức hơn cho nó: Undulus asperatus, có thể hiểu là một dạng gợn sóng hỗn loạn, mạnh mẽ, và bất thường. Ông cũng là tác giả của Sổ tay dành cho những người quan sát mây.

(Ảnh: Jane Wiggins)

Margaret LeMone – một chuyên gia nghiên cứu mây tại Trung tâm nghiên cứu khí quyển quốc gia tại Boulder, Colorado, nói rằng bà đã chụp rất nhiều bức ảnh mây asperatus không liên tục trong suốt 30 năm qua.

LeMone cho rằng có khả năng nó sẽ là một dạng mây mới. Bà cũng thêm rằng: “Khí tượng học sẽ có được sự trợ giúp nếu có một nhóm cộng tác nhiệt tình nghiên cứu mây”.

Khi được hỏi tại sao dạng mây kỳ lạ như thế lại không được nhận ra, Pretor-Pinney đáp rằng tính hiếm có của đám mây cũng như công nghệ và việc có sẵn máy ảnh trong tay chính là câu trả lời. “Công nghệ đã cho phép chúng ta có được một bức tranh mới mẻ về bầu trời”. 

(Ảnh: Richard Huntington)

Bức ảnh không đề ngày tháng này chụp một đám mây asperatus lững lờ trên hòn đảo phía Nam của New Zealand.

Liệu đám mây này có phải là một dạng mới hay không hiện vẫn còn là bí ẩn. Nhưng các chuyên gia ngờ rằng bề mặt dưới lổn ngổn của đám mây asperatus có thể do có gió mạnh khuấy động các lớp khí nóng và lạnh ổn định tồn tại trước đó.

Những đám mây asperatus có thể thúc đẩy đợt phân loại mới đầu tiên trong tập bản đồ mây quốc tế của Tổ chức khí tượng học thế giới kể từ những năm 1950, Gavin Pretor-Pinney cho biết.

Lần cuối cùng bổ sung vào tập bản đồ, sự xuất hiện của các bức ảnh vệ tinh đã thúc đẩy các nhà khí tượng học phải nghiên cứu để có được cái nhìn bao quát hơn về thời tiết đồng thời tập trung ít hơn vào sự hình thành mây kích cỡ nhỏ.

(Ảnh: Merrick Davies)

Theo Pretor-Pinney, “thủy triều đang quay trở lại”, một phần là do các đám mây nhỏ bé bình thường được coi là la bàn tự nhiên trong việc dự đoán biến đổi khí hậu.

LeMone đồng ý rằng mây là vật thể to lớn chưa được biến đến khi nghiên cứu biến đổi khí hậu, phần lớn là do các mô hình biến đổi khí hậu không mang lại biện pháp đủ chính xác để xác định được tác động của mây đối với một thế giới đang thay đổi.

Trên ảnh là một dạng mây được cho là mới, asperatus, bao phủ bầu trời Perthshire, Scotland.

Gavin Pretor-Pinney – người đề nghị chính thức công nhận mây asperatus là loại mới – nói rằng nó đang bị người ta ca thán.

Ông nói: “Mọi người phàn nàn về chuyện có một đám mây ở trên đầu, trong khi không nghĩ ra rằng họ đang chiêm ngưỡng một khung cảnh đẹp về sự sống. Đối với tôi, mây là một trong những thực thể tự nhiên đẹp nhất”.

(Ảnh: Ken Prior)

LeMone cùng đồng tình với quan điểm của ông. “Nếu bạn có một ngày tồi tệ, bạn có thể nhìn ra bên ngoài và ngắm một đám mây kỳ vĩ”, bà nói.

Nếu dạng mây asperatus được công nhận là một dạng mới (trong ảnh là các đám mây asperatus tại Devon, Anh Quốc) nó có thể sẽ là thông tin bổ sung đầu tiên cho cuốn ảnh mây của Tổ chức khí tượng học thế giới kể từ năm 1951.

Người ủng hộ cho mây Asperatus – Gavin Pretor-Pinney kiêm tác giả của Sổ tay người quan sát mây – luôn đấu tranh để mọi người có sự đánh giá đúng mực hơn về chủ đề mà ông quan tâm.

Ông nói: “Ngay cả khi bạn sống ở trung tâm thành phố, bầu trời là khoảng không tự nhiên cuối cùng mà bạn có thể nhìn ngắm”.  

G2V Star (Theo National Geographic)
  • 3.327