Hàng loạt cột sáng đâm thẳng lên bầu trời đêm

Hiện tượng cột sáng hiếm gặp xuất hiện ở phía bắc tỉnh Manitoba trong điều kiện thời tiết lạnh giá và không có gió.

Mark Matwick, nhân viên tại Trạm chuyển đổi điện Keewatinohk gần thị trấn Gillam, phía bắc tỉnh Manitoba, Canada, chụp ảnh hiện tượng hiếm gặp với những cột sáng đâm thẳng lên trời, Newsweek hôm 28/2 đưa tin.


Hàng loạt cột sáng hướng lên trời ở phía bắc tỉnh Manitoba, Canada. (Ảnh: Mark Matwick)

Công ty năng lượng Manitoba Hydro, đơn vị vận hành trạm Keewatinohk, cho biết, hiện tượng bí ẩn này gọi là cột sáng. Đây là cảnh tượng hiếm gặp nhưng đôi khi cũng xảy ra ở phía bắc Manitoba, nơi thời tiết thường xuyên lạnh giá, thích hợp cho cột sáng xuất hiện. Cột sáng là kết quả của việc các tinh thể băng trong khí quyển hoạt động như một tấm gương và phản xạ nguồn sáng bên dưới, với điều kiện trời đêm lạnh giá và không có gió.

Cột sáng thường bắt nguồn từ đèn đường. Tuy nhiên, bất kỳ nguồn sáng nào cũng có thể tạo ra hiện tượng này nếu gặp điều kiện thích hợp, theo nhà khí tượng David Samuhel. Cột sáng thường có màu sắc giống với màu của nguồn sáng.

Nhiếp ảnh gia chuyên chụp bắc cực quang Justin Anderson nhận xét, bức ảnh của Matwick là một ví dụ xuất sắc về hiện tượng cột sáng. "Đây có thể là một trong những ảnh chụp cột sáng tuyệt vời nhất mà tôi từng thấy", anh chia sẻ.

Anderson cho biết, cột sáng do những tinh thể băng lơ lửng phản xạ có thể vươn lên rất cao trên bầu trời. "Với chúng ta, các cột sáng nhìn như cao hàng trăm mét, nhưng thực chất chúng có thể vươn cao tới hàng km trong không khí và trông thật ngoạn mục", anh nói.

Bắc cực quang là một dạng cực quang, hiện tượng xảy ra chủ yếu ở các vĩ độ cao của hai bán cầu. Ở Bắc bán cầu, hiện tượng này được gọi là "aurora borealis" còn ở Nam bán cầu là "aurora australis". Cực quang xảy ra do sự tương tác giữa các hạt năng lượng phóng ra từ Mặt Trời với những nguyên tử trong khí quyển Trái Đất.

Một trong những ưu điểm của cột sáng là bất kỳ ai cũng có thể quan sát và chụp ảnh. "Dù bạn có thể thấy bắc cực quang bằng mắt thường, nhưng camera cần thực hiện rất nhiều thao tác hậu trường để thu được bức ảnh ấn tượng. Còn về cột sáng, bạn không cần phải có camera đặc biệt để chụp", anh nói.

Cập nhật: 02/03/2022 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video