Hồ Eyre nằm ở miền Trung Australia là một hồ rất kỳ lạ: lúc ẩn, lúc hiện. Năm 1832, một đoàn khảo sát đã đến thăm dò thấy có một lũng nhỏ, trên phủ một lớp muối. Đến năm 1860, một đoàn khảo sát khác lại đến, người ta phát hiện có một hồ nước mặn mênh mông nước biếc. Năm sau họ quay trở lại, định tiến hành đo diện tích mặt hồ, nhưng hồ đã biến mất, nơi nước hồ sóng vỗ nay chỉ còn là một lũng nhỏ.
Thực chất, đây không phải là một chiếc hồ lúc nào cũng có nước mà chỉ là hồ thời vụ. Cứ cách khoảng 3 năm nó lại biến mất một lần.
Hình ảnh hồ Eyre cạn khô, chỉ còn lớp muối ở trên mặt đáy hồ (Ảnh: heidbus)
Vậy, nước hồ biến đi đâu? Nước hồ Eyre chủ yếu từ nguồn nước mưa và nước sông. Khi mưa nhiều, diện tích hồ có thể tới 8.200km2; khi mưa ít, nước hồ bốc hơi mạnh nên cạn đến đáy. Do đó diện tích hồ trong từ điển địa lý là 0-8.200km2, không có con số cố định.
Để cải tạo điều kiện khí hậu khô hạn ở miền Trung Australia, các nhà khoa học đã chú ý đến chiếc hồ này. Họ đề nghị đào một sông đào nối liền hồ Eyre với biển. Hồ còn thấp hơn mặt biển 12m, như vậy nước biển sẽ tự động chảy vào hồ, và hồ Eyre sẽ không còn lúc ẩn lúc hiện nữa.
Hình ảnh chụp hồ Eyre từ trên cao, hồ còn rất nhiều nước (Ảnh: tabbagong)