Hổ chết trong vườn thú sẽ được xử lý thế nào?

Trong những năm gần đây, với việc không ngừng nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, con người ngày càng quan tâm nhiều hơn đến việc bảo vệ động vật.

Từ lâu, xương và thịt hổ được dùng làm dược liệu quý của Trung Quốc, nhưng giờ đây, hổ được coi là một trong những loài động vật hoang dã quý hiếm nhất ở Trung Quốc và nhiều quốc gia châu Á khác, do đó loài vật này đã được nhiều người quan tâm và bảo vệ. Vậy những sở thú sẽ làm thế nào để xử lý với xác chết của con hổ?


Hổ được coi là một trong những loài động vật hoang dã quý hiếm nhất.

Lý thuyết chính thống quốc tế tin rằng hổ được sinh ra trên Trái đất khoảng 2 triệu năm trước, và đến 110.000 năm trước, chúng phân bố nhanh chóng trên lục địa châu Á, trải qua sự cô lập về môi trường sống, biến đổi khí hậu, trôi dạt di truyền và chọn lọc tự nhiên... và dần dần bị phân hóa thành nhiều phân loài.

Hổ trong sở thú

Hổ thuộc họ mèo lớn, hổ trong vườn thú được nuông chiều và sống cuộc đời “vươn tay đòi áo, há miệng đòi ăn”, tuy nhiên, do nhiều yếu tố như tuổi tác, bệnh tật, thiên tai, chúng vẫn sẽ chết đúng theo quy luật của tự nhiên.

Sau khi một con hổ chết trong vườn thú, khám nghiệm tử thi và xét nghiệm mầm bệnh thường được tiến hành để tìm hiểu nguyên nhân cái chết và tình trạng bệnh lý.

Kể cả những loài đã tuyệt chủng, hổ hiện đại có thể được chia thành 9 phân loài, đó là: hổ Siberia, hổ Nam Trung Quốc, hổ Bengal, hổ Đông Dương, hổ Mã Lai, hổ Sumatra, hổ Java, hổ Bali, hổ Caspi. Trong số 9 loại hổ này, những phân loài hổ sống ở nội địa sẽ có thân hình to lớn hơn hổ sinh sống trên đảo.


Do nhiều yếu tố như tuổi tác, bệnh tật, thiên tai, hổ vẫn sẽ chết đúng theo quy luật của tự nhiên.

Xử lý xác hổ

Khám nghiệm tử thi: Trong sở thú, sau khi một con hổ chết, việc khám nghiệm tử thi sẽ là điều đầu tiên được thực hiện. Necropsy (khám nghiệm tử thi) là quá trình các nhà khoa học mổ xẻ và kiểm tra cơ thể của một con vật đã chết để có thể hiểu được nguyên nhân cái chết và tình trạng bệnh lý của hổ, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với việc nghiên cứu bệnh tật và bảo vệ động vật.

Trong quá trình khám nghiệm tử thi, một cuộc kiểm tra chuyên sâu các cơ quan nội tạng của hổ được thực hiện để tìm hiểu về các tổn thương bên trong nhằm hiểu rõ hơn về nguyên nhân cái chết.

Tổ tiên của loài hổ hiện đại là loài mèo Trung Quốc cổ đại. Vào năm 2015, một nghiên cứu dựa trên DNA đã chứng minh rằng hổ Nam Trung Quốc là nhánh lâu đời nhất của loài hổ hiện đại, điều này khẳng định giả thuyết rằng hổ hiện đại có nguồn gốc từ Đông Á.


Tổ tiên của loài hổ hiện đại là loài mèo Trung Quốc cổ đại.

Xét nghiệm căn nguyên: Sau khi khám nghiệm tử thi, vườn thú cũng sẽ tiến hành xét nghiệm mầm bệnh. Phát hiện căn nguyên đề cập đến quá trình phát hiện mầm bệnh, bao gồm vi khuẩn, vi rút, ký sinh trùng...

Sau khi hổ chết, việc phát hiện mầm bệnh có thể nhanh chóng biết được nó mang mầm bệnh nào, tránh lây lan mầm bệnh và lây nhiễm sang các động vật khác.

Sau sự xuất hiện của loài hổ hiện đại, hầu như không có loài săn mồi siêu lớn nào trên Trái đất có thể cạnh tranh với chúng, điều này giúp loài hổ phân bố nhanh chóng, tạo nền tảng cho sự phân hóa các loài phụ trong tương lai.

Giáo dục giải phẫu: Mặc dù con hổ là một loài động vật hoang dã quý giá hiếm, nhưng cái chết của nó vẫn là điều không thể tránh khỏi trong vườn thú. Ở một số cơ sở giáo dục đại học như trường đại học, trường trung học... xác hổ cũng được sử dụng cho mục đích giáo dục giải phẫu học.


Qua việc mổ xẻ xác hổ, học sinh hiểu rõ hơn về cấu tạo giải phẫu, đặc điểm sinh lý của hổ.

Giáo dục giải phẫu đề cập đến quá trình giáo dục về giải phẫu của động vật hoặc con người. Qua việc mổ xẻ xác hổ, học sinh hiểu rõ hơn về cấu tạo giải phẫu, đặc điểm sinh lý của hổ, đồng thời cung cấp những kiến thức hữu ích để nâng cao công tác bảo vệ động vật và phòng chống dịch bệnh.

Làm tiêu bản: Một số cơ quan nghiên cứu khoa học, bảo tàng còn nhận xác hổ về làm tiêu bản để nghiên cứu, trưng bày.

Quá trình làm tiêu bản đòi hỏi nhiều công đoạn phức tạp như sấy khô, xử lý xác hổ bằng axit để đảm bảo thời gian bảo quản và hiệu quả trưng bày. Xác hổ làm tiêu bản có thể cung cấp thông tin quý cho các nhà khoa học nghiên cứu sinh thái và bảo vệ động vật.

Hỏa táng: Mặc dù xương và thịt hổ từng là dược liệu quý hiếm của Trung Quốc cùng nhiều quốc gia châu Á khác, nhưng ngày nay chúng không còn được sử dụng làm dược liệu nữa bởi ý thức thức bảo vệ động vật của cộng đồng đã được nâng cao.

Sau cái chết của một con hổ, một số vườn thú sẽ hỏa táng xác của nó để ngăn nó trở thành nguồn gây ô nhiễm môi trường. Hỏa táng có thể loại bỏ hoàn toàn xác hổ và giảm tác động của nó đối với môi trường.


Xác hổ cũng có thể được làm tiêu bản để các nhà khoa học nghiên cứu.

Chôn cất: Ở một số khu vực, sau khi hổ chết, vườn thú sẽ chôn xác nó. Chôn cất là quá trình chôn xác động vật trong đất. Việc chôn cất có thể đảm bảo rằng xác hổ sẽ phân hủy và biến mất, tránh gây ô nhiễm và gây hại cho môi trường.

Hổ là một loài động vật hoang dã quý hiếm. Đối với việc xử lý xác hổ, các nhà khoa học sẽ tiến hành khám nghiệm tử thi, phát hiện mầm bệnh và qua đó cung cấp những kiến thức hữu ích cho công tác nghiên cứu và bảo vệ động vật.

Đồng thời, xác hổ cũng có thể được làm tiêu bản để các nhà khoa học nghiên cứu. Trong quá trình xử lý xác hổ, việc bảo vệ động vật và môi trường cũng rất quan trọng nên các sở thú thường tiến hành hỏa táng hoặc chôn cất.

Cập nhật: 26/04/2023 PNVN
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video