Hồ nước lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất

Tồn tại cách đây khoảng 34 triệu năm, Paratethys là hồ lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất.

Biển Paratethys nằm trên thềm lục địa này trải dài từ nước Áo ngày nay tới Turkmenistan, dọc theo rìa phía nam đại lục Á Âu, bao phủ diện tích 2,8 triệu km2, theo IFL Science. Vùng biển hình thành thông qua sự nâng lên của vành đai tạo núi ở dãy Alps và Carpathian. Điều này dẫn tới sự ra đời của bồn địa thông với biển Địa Trung Hải về phía nam. Tuy nhiên, khoảng 12 triệu năm trước, va chạm giữa mảng kiến tạo châu Phi và châu Âu đường thông bị chặn kín. Kết quả Paratethys được phân loại lại là hồ nước.


Biển Paratethys là siêu hồ lớn nhất từng tồn tại trên Trái đất. (Ảnh: Wikipedia).

Paratethys chứa 1,77 triệu km3 nước, gấp hơn 10 lần tất cả hồ hiện nay gộp lại. Dù có diện tích bề mặt lớn hơn biển Địa Trung Hải, Paratethys nông hơn nhiều, đồng nghĩa với lượng nước của nó chỉ bằng một nửa so với biển Địa Trung Hải (3,75 triệu km3).

Trong khi biển Địa Trung Hải từng chứa nước ngọt đổ ra từ nhiều sông suối nội địa châu Âu, Paratethys chặn nguồn cung cấp này. Thay vào đó, tất cả dòng nước ngọt đổ vào hồ. Vì vậy, hệ động thực vật trong vùng cũng thay đổi từ các loài đa dạng sống dưới biển sang sinh vật nước ngọt kém phong phú hơn. Kích thước khổng lồ của Paratethys khiến nó ảnh hưởng lớn tới khí hậu đại lục Á Âu. Hơi nước tạo bởi hồ góp phần giảm chênh lệch nhiệt giữa các mùa, thúc đẩy khí hậu ổn định hơn.

Dù vậy, Paratethys không tồn tại lâu bởi một thời kỳ "cực kỳ khô hạn" khiến lượng mưa rơi xuống đại lục Á Âu rất thấp. Nước trong hồ cũng bốc hơi mà không được tái bổ sung bởi nước mưa. Do lượng nước bốc hơi nhiều cách đây 7,7 – 9,8 triệu năm, trong thời kỳ mang tên Great Khersonian Drying, mực nước hồ giảm khoảng 250 m. Paratethys mất khoảng 70% diện tích bề mặt và 30% thể tích, bằng kích thước Biển Đen ngày nay. Quá trình khô hạn cũng ảnh hưởng tới hệ sinh thái trong vùng. Cá heo, hải cẩu và thậm chí loài cá voi nhỏ nhất thế giới (Cetotherium riabinini) từng sống ở Paratethys đều không thể tiếp tục tồn tại trong môi trường nước thu hẹp.

Những loài dựa vào nước hồ buộc phải rời khỏi khu vực. Nhiều loài di cư tới đồng bằng châu Phi. Một số tiến hóa thành hươu cao cổ và voi ngày nay. Sự thu hẹp của hồ nước cũng tác động tới khí hậu của đại lục Á Âu, mở đường cho mùa đông lạnh và mùa hè nóng hơn.

Khi Paratethys tiếp tục thu hẹp, nó hình thành 3 khu vực riêng biệt vẫn tồn tại thời nay. Biển Đen nằm ở Đông Âu và Tây Á, bao phủ 430.000km2. Biển Caspi là hồ nước lớn nhất thế giới hiện nay, bao phủ 371.000km2 ở Trung Đông. Cuối cùng, biển Aral có diện tích 68.000km2 nhưng đang nhỏ dần do thời kỳ khô hạn gây ra bởi hoạt động của con người.

Cập nhật: 27/04/2023 VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video