Hồ Victoria - viên ngọc quý của châu Phi

Có rất nhiều cuộc tranh cãi đã xảy ra quanh hồ nước được đánh giá là một trong bảy kì quan thiên nhiên của Châu Phi đấy!

Với diện tích 69.000km2, chu vi 3.440km, Victoria là hồ nước ngọt lớn nhất châu Phi và thứ nhì thế giới. Hồ nằm trong vùng thuộc biên giới các quốc gia Uganda, Kenya và Tanzania. Nửa phía bắc thuộc Uganda, nửa phía nam thuộc Tanzania, và một phần đông bắc thuộc Kenya.


Hình ảnh hồ Victoria chụp từ vệ tinh vũ trụ.

Hồ được tạo thành từ một vết nứt lớn gần đường xích đạo nằm giữa phía đông và phía tây của thung lũng Great Rift, trên mặt hồ có khá nhiều các quần đảo nhỏ, trong đó có quần đảo Sesse nổi tiếng là một vùng đất đẹp rất hợp cho những ai muốn tìm nơi nghỉ dưỡng và ngắm cảnh.


Xung quanh có rất nhiều đảo nhỏ.

Ngoài ra, xung quanh hồ còn có nhiều di tích thời tiền sử. Điều đó chứng tỏ rằng, vào thời xa xưa, nơi đây đã từng có cộng đồng dân cư sinh sống với các hoạt động nông nghiệp khá phong phú.


Cảnh hoàng hôn nơi đây tuyệt đẹp.

Những thông tin đầu tiên ghi nhận về hồ Victoria là từ một thương nhân người Ả Rập chuyên buôn bán vàng, ngà voi, và nô lệ. Từ những năm 1160, người ta đã bắt đầu thiết lập những mảnh bản đồ về hồ Victoria, miêu tả khá rõ ràng, lúc này, hồ được biết đến như một nhánh đổ ra sông Nile theo dòng chảy tự nhiên.

Từ hồ Victoria, sông Nile trắng (tên gọi chỉ dòng chảy ra sông Nile từ hồ) nối với hồ Albert nằm thấp hơn và cách khoảng vài trăm dặm. Tại đây nước tràn ngập cả một vùng hồ rộng lớn gồm nhiều khu rừng ngập nước, do đó, trở thành một hồ chứa to lớn, quanh năm nước dần chảy xuống dòng sông Nile.


Hồ Victoria lần đầu tiên được nhìn thấy bởi một nhà thám hiểm John Hanning Speke.

Hồ Victoria lần đầu tiên được nhìn thấy bởi một nhà thám hiểm người Anh tên là John Hanning Speke vào năm 1858 khi ông đang trong cuộc hành trình thám hiểm miền Trung Châu Phi cùng người bạn Richard Francis Burton.

Ông tin rằng mình đã tìm thấy được nguồn nước của sông Nile, và đặt tên cho hồ là hồ Victoria. Thế nhưng, người bạn đồng hành của ông, Burton lại phản đối việc Speke đã tự cho rằng mình có đủ bằng chứng để chứng minh nguồn gốc thực sự của sông Nile.


Bơi thuyền giữa hồ.

Sau đó, đã có rất nhiều cuộc tranh luận dữ dội trong cộng đồng khoa học, rất nhiều nhà thám hiểm đã quan tâm đến việc này và muốn tự mình xác nhận lại về phát hiện của Speke.

Sự nổi tiếng của nhà thám hiểm người Anh đã khiến các nhà thám hiểm khác rất hứng thú với việc này. Tuy nhiên, cũng có những người đã thất bại trong việc chứng minh những gì Speke nói là đúng ví dụ như nhà truyền giáo David Livingstone.

Phát hiện của Speke cuối cùng đã được chứng minh bởi nhà thám hiểm người Mỹ, Henry Morton Stanley, trong một chuyến thám hiểm được tài trợ bởi tờ báo New York Herald, một bài phát biểu tuyệt vời nhằm chứng minh phát hiện của Speke đã được thuyết trình bởi Henry Morton Stanley ngay tại phía bắc của hồ.


Có tới 500 loài cá sinh sống ở đây, ngành thủy sản nơi đây cũng khá phát triển.

80% lượng nước trong hồ là nước mưa, và từ nhiều con suối nhỏ, dòng suối lớn nhất chảy vào hồ này là Kagera. Hệ sinh thái hồ Victoria nổi tiếng bởi sự đa dạng sinh học của nó, có tới 500 loài cá sinh sống ở đây, ngành thủy sản nơi đây cũng khá phát triển.

Tuy nhiên, hiện nay, hồ Victoria đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm, rất nhiều nước thải, chất thải công nghiệp, phân bón và các hóa chất. Điều này không chỉ làm ảnh hưởng đến những loài cá sinh sống ở dưới hồ mà còn ảnh hưởng lớn tới nguồn nước của người dân địa phương.

Cập nhật: 09/12/2017 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video