Hóa thạch cá 380 triệu năm tuổi mang bào thai

Năm 2005, đoàn thám hiểm viện bảo tàng Victoria do tiến sĩ John Long dẫn đầu đã đến khu khai quật hóa thạch Gogo tại tây bắc Australia. Tại đây họ thu được những mẫu hóa thạch kì lạ, trong đó bao gồm hóa thạch hoàn chỉnh của con cá Gogonasus mang những đặc điểm bất thường tương tự như những động vật trên cạn đầu tiên.

Nhóm nghiên cứu cũng vừa có được một khám phá mới: hóa thạch cá placoderm khoảng 380 triệu năm tuổi mang bào thai còn nguyên cùng dây rốn đã bị khoáng hóa.

Khám phá này được công bố trên tờ Nature, hóa thạch con placoderm trở thành hóa thạch động vật có xương sống đang mang thai cổ nhất thế giới. Khám phá cũng mang lại bằng chứng đầu tiên về sự sinh sản hữu tính của động vật có xương sống, con đực (có cơ quan sinh sản giống cá mập hay cá đuối hiện đại) thụ tinh bên trong cho con cái.

Tiến sĩ John Long – trưởng nhóm thuộc bảo tàng Victoria – cho biết: “Đây chắc chắn là một trong những hóa thạch tìm thấy khác thường nhất từ trước đến nay. Không chỉ là lần đầu tiên phát hiện phôi hóa thạch có dây rốn, đây còn là ví dụ cổ xưa nhất về loài vật sinh con”.

Sự tồn tại của phôi cùng dây rốn bên trong hóa thạch cung cấp cho các nhà khoa học ví dụ đầu tiên về sự thụ tinh trong – ví dụ như qua giao phối – giúp khẳng định một số cá thể placoderm đã tiến hóa hình thức sinh sản đáng kể. Khám phá làm thay đổi hiểu biết của chúng ta về quá trình tiến hóa của động vật có xương sống”.

Placoderm sinh con. (Ảnh: Bảo tàng Victoria)

Hóa thạch được đặt tên Materpiscis attenboroughi, có nghĩa là “cá mẹ”, nhằm tôn vinh David Attenborough – người đầu tiên lôi cuốn sự quan tâm của mọi người đến tầm quan trọng của các di chỉ Gogo trong cuốn sách “Life on Earth” (“Sự sống trên Trái đất”) xuất bản năm 1979.

Năm 1986, người ta phát hiện những con cá giống cá mập không hề có họ hàng hiện đại – mẫu vật loài placoderm thứ hai có mang tới ba phôi nhưng chỉ mới được công nhận gần đây. Đây là dữ liệu đầu tiên cung cấp thông tin về sinh học phát triển loài placoderm, cho thấy trình tự tạo thành xương ban đầu trong các giai đoạn phát triển của placoderm.

Nghiên cứu sử dụng máy quét CT cực mạnh của Đại học quốc gia Australia (Canberra). Hóa thạch cổ đại này được bảo quản cực kì thận trọng, hơn bất kì hóa thạch nào trước đó. Nhóm nghiên cứu cũng từng công bố mô tuần hoàn, mô thần kinh và mô cơ của một con cá kỉ Devon (380 triệu năm trước) được bảo quản 3-D trên số ra năm 2007 tờ Biology Letters.

Dự án nghiên cứu được Quỹ nghiên cứu Australia DP0772138 ‘Old Brains, New Data’ tài trợ.

Bài viết tham khảo:

1. Long et al. Live birth in the Devonian period. Nature, 2008; 453 (7195): 650 DOI: 10.1038/nature06966
2. Long et al. An exceptional Devonian fish from Australia sheds light on tetrapod origins. Nature, 2006; 444 (7116): 199 DOI: 10.1038/nature05243
3. Trinajstic et al. Exceptional preservation of nerve and muscle tissues in Late Devonian placoderm fish and their evolutionary implications. Biology Letters, 2007; 3 (2): 197 DOI: 10.1098/rsbl.2006.0604

Trà Mi (Theo ScienceDaily)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video