Hóa thạch sinh vật 65 triệu năm tuổi

  •  
  • 1.976

Mới đây, các nhà khảo cổ học phát hiện một bộ hóa thạch sinh vật cổ đại, tồn tại cách đây khoảng 65 triệu năm.

>>> Phát hiện ra loài sinh vật có xương sống cổ nhất

Bộ hóa thạch sinh vật cổ 65 triệu năm tuổi.
Bộ hóa thạch sinh vật cổ 65 triệu năm tuổi.

Bộ hóa thạch được tìm thấy ở vách đá Nam Dakota, Bắc Mỹ. Theo chuyên gia sinh vật, những hóa thạch sinh vật cổ này thuộc những loài bơi tự do, có tên gọi Ammonites.

Loài sinh vật này sống ở vùng biển có khí mê-tan và chứa hóa chất khác như hydrogen sulfide, ra đời thời kỳ kỷ Phấn Trắng, cách đây 65 triệu năm.

Các nhà khoa học giả thuyết, Ammoties thuộc họ hàng của loài mực đã tuyệt chủng Nautiluses. Tuy nhiên, giả thuyết này chưa trùng hợp với hóa thạch mực 74 triệu năm tuổi mà trước đây các nhà khảo cổ tìm được.

Tìm hiểu về Ammoties, các chuyên gia cho biết, vi khuẩn sinh sống dưới biển có khí mê-tan và hydrogen sulfide, là nguồn thức ăn dồi dào của sinh vật phù du.

Các chuyên gia đang tiếp tục tìm hiểu thêm về đặc tính của loài sinh vật này. Theo dự định, hóa thạch sẽ được chuyển tới bảo tàng Lịch sử Tự nhiên (Mỹ).

Phát hiện mới này được đăng tải trên tạp chí Geology - Địa chất (Mỹ).

Theo Tiền Phong
  • 1.976