Hóa thạch cổ nhất địa cầu

Vi khuẩn được truy ra có nguồn gốc cách đây gần 3,5 tỉ năm là hóa thạch cổ nhất thế giới, theo các chuyên gia Mỹ.

Khi phân tích đá tại Úc, chuyên gia Nora Noffke của Đại học Old Dominion (Mỹ) cho hay đã phát hiện dấu vết của vi khuẩn từng xuất hiện khoảng 3,49 tỉ năm trước, khi Trái đất mới được 1 tỉ năm tuổi, theo The Washington Post.


Vùng Pilbara thuộc Tây Úc, nơi lưu giữ dấu vết
của sự sống cổ nhất trên Trái đất - (Ảnh: AFP)

“Chúng là tổ tiên già nhất của chúng ta”, tiến sĩ Noffke phát biểu trước hội nghị của Tổ chức Địa chất Mỹ.

Không giống như xương khủng long, các hóa thạch mới phát hiện không phải là những phần của cơ thể. Chúng là các kết cấu trên bề mặt sa thạch, đã được khắc bởi những sinh vật sống cách đây vài tỉ năm.

Khu vực Pilbara cổ đại, ở phía bắc vùng Tây Úc, từng là các dải đất ven bờ, và đá được bồi đắp bởi trầm tích từ hàng tỉ năm trước đang trong tình trạng lộ thiên, cho phép các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu, theo báo cáo đăng trên chuyên san Nature Geoscience.

Báo cáo mới đã mở ra hy vọng cho nỗ lực tìm kiếm sự sống cổ đại trên những hành tinh khác như sao Hỏa. Nhiều khả năng tàn tích của sự sống vẫn nằm đâu đó trên bề mặt hành tinh đỏ chờ con người khám phá.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video