Cơ quan Vũ trụ châu Âu (Esa) chưa công bố sẽ chính thức phóng vệ tinh lên Sao Kim vào ngày nào, mà chỉ nói rằng dự án bị đình hoãn "vài ngày".
Theo dự kiến, vệ tinh thăm dò sẽ được đưa lên một tên lửa Soyuz của Nga và phóng đi từ Baikonur của Kazakhstan.
Vệ tinh này sẽ đi vào quỹ đạo của Sao Kim vào năm sau, dùng các thiết bị khoa học để nghiên cứu hành tinh này từ vũ trụ.
Esa nói rằng việc đình hoãn này là do việc phát hiện lớp lót của bệ phóng vũ trụ đã làm bẩn phi thuyền Venus Express.
Người phát ngôn của Esa nói: "Vệ tinh đã bị bẩn, vì vậy các nhà khoa học sẽ phải tháo ra và lắp lại."
Venus Express cũng sẽ cần phải được làm sạch để loại bỏ bất kỳ vết bẩn nào từ lớp lót của bệ phóng.
Chiếc phi thuyền sẽ tiến hành cuộc điều tra toàn cầu đầu tiên về bầu khí quyển của Sao Kim, hy vọng giải thích được tại sao hành tinh này lại có khí hậu khủng khiếp thế.
Được tạo nên chủ yếu từ carbon dioxide, khí quyển của Sao Kim phát ra khí nóng nhà kính khá đậm đặc, vì vậy bức xạ mặt trời được giữ lại đã làm nóng bề mặt của hành tinh tới nhiệt độ trung bình khoảng 467 độ C.
Các chuyên gia cho rằng Sao Kim có thể cho con người biết thêm về khả năng trái đất sẽ phản ứng thế nào trước sự gia tăng của khí nhà kính do các hoạt động của con người gây ra.