Học thuyết mới về sự hình thành của Stonehenge

Với những phát hiện khảo cổ mới ở khu vực xung quanh Stonehenge, các nhà khoa học đang tiến gần đến đáp án cho câu hỏi lớn về sự hình thành của công trình đá vĩ đại này...

Trong suốt hàng thập kỷ qua, người ta vẫn luôn thắc mắc về kiến trúc đá đồ sộ được xây dựng vào khoảng 5.000 năm trước, trên một cánh đồng hiền hòa ở miền quê Wiltshire nước Anh. Không một ai biết được tại sao người cổ đại lại cho xây dựng Stonehenge: một số người tin rằng đó là lịch mặt trời, hoặc là nơi để tôn thờ của ngày xưa. Những người khác thì nghĩ rằng Stonehenge là biểu tượng của sự đoàn kết thống nhất. Thậm chí có người còn cho rằng việc xây dựng Stonehenge được lấy cảm hứng từ một ảo giác về âm thanh.

Công trình vĩ đại này gồm các khối cự thạch khổng lồ, cao hơn 9m và nặng lên đến 25 tấn, được cho là lấy từ một mỏ đá gần vùng Marlborough Downs, cách Stonehenge 32km; trong khi đó các tảng đá xanh nặng 4 tấn, có thể được chuyển từ Preseli Hills, xứ Wales, cách Stonehenge 250km.

David Jacques, dẫn đầu đội nghiên cứu của trường đại học mở Anh Quốc, đã xem xét kỹ các bức ảnh được lưu trữ về khu vực bao quanh Stonehenge và phát hiện một vùng được gọi là Vespasian's Camp thuộc thị trấn Amesbury, chỉ 1,6km cách Stonehenge. Sau đó, David bắt đầu cuộc điều tra ở khu vực này, và nhận thấy được rằng các loài động vật thường xuyên dừng lại để uống nước tại các dòng suối nhỏ nơi đây. Từ đó David mới nhận định rằng có lẽ người xưa cũng có thể đã định cư ở đâu gần đây.


Một mẫu xương bò rừng châu Âu được phát hiện

Đội nghiên cứu của David đã phát hiện ra 350 mẫu xương động vật, trong đó có rất nhiều xương bò rừng châu Âu khổng lồ đã tuyệt chủng, 12.500 dụng cụ đánh lửa và các mảnh vỡ của nó cũng như rất nhiều bằng chứng cho thấy các vết cháy ở đây. Trong số các công cụ đá được tìm thấy có một số mang hình dáng và kiểu mẫu đặc trưng của nhiều vùng khác. (Ví dụ, công cụ được làm từ đá ở xứ Wales hoặc Cornwall nhưng lại có kiểu mẫu đặc trưng của vùng Sussex). Ngoài ra, một vài cột thông khổng lồ được dựng lên ở đây được cho là để bày tỏ lòng tôn kính đối với vùng đất săn bắn linh thiêng.

Tất cả các khám phá trên chứng minh được một điều rằng loài người, có thể là thợ săn, đã sống và định cư ở khu vực này từ năm 7500 đến năm 4700 trước Công nguyên, và phải đến 5.000 năm sau đó những tảng đá đầu tiên của Stonehenge mới xuất hiện, và nơi đây trở có lẽ đã từng là nơi để hội hè yến tiệc thời cổ, thu hút nhiều người từ các vùng văn hóa khác nhau đến khu vực này.

Dường như địa thế của Stonehenge đã có sức hút lớn từ rất lâu trước khi Stonehenge được dựng nên, và với những phát hiện mới này, các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sớm đi đến kết luận tại sao người cổ đại lại chọn khu vực này để xây dựng Stonehenge và nó được xây lên với mục đích gì...

Theo ANTĐ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video