Hơn 75% tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa chất gây bệnh phổi tắc nghẽn

Hơn 75% trong số 51 loại tinh dầu thuốc lá điện tử có chứa Diacetyl, một loại hóa chất rất nguy hiểm gây ra nhiều loại bệnh hô hấp ở người như viêm phổi tắc nghẽn,.... Đó là kết luận của các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard về các loại tinh dầu tạo mùi của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe con người.

Tinh dầu trong thuốc lá điện tử gây bệnh phổi tắc nghẽn

Trong một thế giới mà tác hại của thuốc lá luôn được nhắc đi nhắc lại thì thuốc lá điện tử xuất hiện với tuyên bố là không độc hại như thuốc lá điếu truyền thống. Thế nhưng hiện vẫn chưa có nhiều nghiên cứu khoa học xác định những tác động của thuốc lá điện tử với sức khỏe con người. Và để phần nào làm sáng tỏ điều đó, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard với sự tài trợ của chính phủ đã tiến hành phân tích các loại tinh dầu thuốc lá điện tử phổ biến trên thị trường.

Trong nghiên cứu, họ đã tiến hành phân tích 51 mẫu tinh dầu tạo mùi trong thuốc lá điện tử, bao gồm cả những mùi được cho là hấp dẫn giới trẻ như kẹo bông, trái cây, bánh ngọt,... Và kết quả khá đáng sợ: hơn 75% trong số này có chứa một loại hóa chất rất nguy hiểm có tên là diacetyl và 2 loại hợp chất khác cũng nguy hiểm không kém. Trước giờ, diacetyl được biết tới như một chất gây viêm phế quản tắc nghẽn, một chứng suy thoái chức năng không thể phục hồi và thường phải cấy ghép phổi để điều trị.


Diacetyl được biết tới như một chất gây viêm phế quản tắc nghẽn.

Và những tác hại của diacetyl không chỉ trên mặt lý thuyết mà trước giờ đã có nhiều trường hợp mắc bệnh thật sự. Điển hình như vụ 8 cựu công nhân tại nhà máy ở Missouri chuyên sản xuất hương liệu bơ nhân tạo cho bắp rang. Họ đã thường xuyên hít diacetyl từ các loại hóa chất tạo mùi mỗi ngày, khi đó bắt đầu xuất hiện các triệu chứng như thở khò khè, go, khó thở, đổ mồ hôi đêm và sụt cân, các triệu chứng của căn bệnh viêm phổi tắc nghẽn.

Chưa hết ghê, nếu như các công nhân nói trên hít hương liệu trong quá trình làm việc mỗi ngày (chưa rõ có dụng cụ bảo hộ hay không) đã dẫn tới hậu quả nghiêm trọng thì người ta hút thuốc lá điện tử với tinh dầu tạo mùi có chứa diacetyl mỗi ngày, các loại độc chất này sẽ được đưa vào phổi từng ngày từng giờ, đặc biệt là số người dùng thuốc lá điện tử đang có xu hướng là những người trẻ tuổi.

Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Hoa Kỳ ( FDA) đang cân nhắc tới việc đưa thuốc lá điện tử vào danh sách các sản phẩm thuốc lá điếu nhưng hiện nay, nó vẫn được bán một cách tràn lan, tự do và không được kiểm soát. Lần này, đích thân viện y tế quốc gia Hoa Kỳ đã tài trợ cho nghiên cứu của Đại học Harvard về thuốc lá điện tử nên chúng ta có thể phần nào tin tưởng về kết quả nghiên cứu. Đồng thời, nghiên cứu không phải tập trung vào sự nguy hiểm của nicotine mà là các loại hóa chất tạo mùi, thứ vốn ít được chú ý nhưng lại tiềm ẩn nguy cơ mà chưa có nhiều nghiên cứu khám phá. Do đó, nếu như bạn đang hút thuốc lá điện tử với tinh dầu được cho là không có nicotine thì vẫn có thể bị viêm phổi tắc nghẽn.

Giáo sư David Christiani, đồng tác giả của nghiên cứu tại Đại học Harvard cho biết: "Trước giờ các mối quan tâm chủ yếu đều tập trung vào tác dụng của nicotine đối vói sức khỏe nhưng vẫn còn nhiều thứ mà chúng ta chưa biết hết về thuốc lá điện tử. Giờ đây chúng ta đã biết rằng ngoài việc có nồng độ nicotine không xác định, chúng còn có chứa nhiều chất gây ung thư khác, như formaldehyde, và bây giờ là diacetyl, chất gây viêm phổi".

Các tác động của thuốc lá điện tử đối với sức khỏe con người vẫn còn đó, nghiên cứu lần này chỉ khám phá ra một phần, và các nhà nghiên cứu kêu gọi cần nhiều nghiên cứu khác cần được tiến hành một cách khách quan trong tương lai nhằm hiểu rõ bản chất của nó, từ đó có biện pháp đối xử thích hợp.

Theo Tinh Tức
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video