"Hormone bóng đêm" và bệnh tiểu đường

Những phụ nữ có nồng độ hormone melatonin (còn gọi là hormone bóng đêm) thấp vào ban đêm thì nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 tăng lên gấp hai lần, theo MyHealthNewsDaily.

Đó là kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham tại Boston (Mỹ) sau khi tìm hiểu 370 phụ nữ bị bệnh tiểu đường và 370 phụ nữ không bị bệnh này từ năm 2000 đến 2010.


Hormone melatonin giúp con người ngủ ngon và
không mệt mỏi khi thức dậy - (Ảnh: Shutterstock)

Kết quả có xét đến các yếu tố làm tăng nguy cơ bệnh tiểu đường loại 2 là tuổi tác, cân nặng, mức độ hoạt động thể chất và khoảng thời gian ngủ, theo tiến sĩ Ciaran McMullan, người đứng đầu cuộc nghiên cứu.

Nhóm nghiên cứu đã phân tích mẫu nước tiểu vào lúc sáng sớm để xác định nồng độ melatonin được sản sinh vào ban đêm. Đây là hormone có liên quan đến chu kỳ thức - ngủ.

Những yếu tố có thể làm giảm nồng độ melatonin là bị làm phiền khi đang ngủ, thời gian ngủ ngắn, làm việc ca đêm và dùng một số loại thuốc nhất định.

Nghiên cứu được công bố trên Journal of the American Medical Association vào ngày 3/4.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video