Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học ở thành phố Bochum, Đức khẳng định mùi thơm của loài hoa Đổng thảo có tác dụng làm các tế bào ung thư tiền liệt tuyến bị hạn chế một cách rõ rệt và thậm chí còn bị ngăn chặn hoàn toàn.
Hoa Đổng thảo mọc tự nhiên ở những vùng đất như Bắc Mỹ, Nhật Bản và Australia. |
Các nghiên cứu trước đó cho thấy, bình thường mùi thơm của hoa không thể xâm nhập vào tiền liệt tuyến, nhưng thay vào đó có một phân tử tương tự được tạo ra như là một sản phẩm của sự trao đổi chất trong hormon tuyến sinh dục nam giới. Kích thích tố này có tác dụng làm gia tăng các protein tiếp nhận mùi trong tiền liệt tuyến.
Trước đây, các nhà khoa học đã chứng minh được rằng protein tiếp nhận mùi thơm của cây Huệ chuông (hay còn gọi là cây Linh lan) trong tinh dịch của người. Giờ đây, các nhà khoa học trường Đại học ở Bốc-khum lại phát hiện tiếp protein trong các tế bào tiền liệt tuyến có thể tiếp nhận mùi thơm của hoa Đổng thảo.
Để xác định chức năng của proteinn này, các nhà sinh học đã tiến hành các nghiên cứu phức tạp bằng cách pha trộn hỗn hợp nhiều chất có mùi thơm và cuối cùng nhận được kết quả là protein (cơ quan tiếp nhận mùi) HOR 51 E2 đã có phản ứng tốt với beta-Ionon, mùi thơm cổ điển của hoa Đổng thảo và với hormon tuyến sinh dục (ví dụ như Dihydro-Testosteron) mà cấu trúc phân tử của nó giống như cấu trúc phân tử của hoa Đổng thảo.
Đổng thảo có tên khoa học là Viola, thuộc gia đình thảo cỏ (Violaceae), lá có hình trái tim hoặc hình quả thận, hoa đường kính khoảng 2,5 cm và có tới 500 loại mọc tự nhiên ở những vùng đất như Bắc Mỹ, Nhật Bản và Australia.
Các cuộc thử nghiệm tới đây sẽ xác định liệu khi nào thì có thể đưa phát hiện y học mới này vào thực tế điều trị đối với các bệnh nhân ung thư tiền liệt tuyến./.