Huyền thoại loài rắn quái vật từng thống trị Colombia thời tiền sử

Hóa thạch loài rắn quái vật Titanoboa cho thấy nó là loài rắn lớn nhất trên thế giới. Loài này sống trong kỷ Paleocen cách đây khoảng 60 triệu năm.

Cho đến nay, quốc gia Nam Mỹ Colombia là nơi có hóa thạch duy nhất được biết đến của loài rắn khổng lồ đáng sợ. Nhờ những hóa thạch ít ỏi mà các nhà cổ sinh vật học đã có thể ước tính được kích thước của sinh vật thời tiền sử này.

Theo ước tính của các nhà cổ sinh vật học, Titanoboa có thể đã phát triển chiều dài từ 12,8 mét đến 14,9 mét và nặng tới 1134kg. Ngoài ra, phần dày nhất của cơ thể con rắn được cho là có đường kính lên đến 0,9 mét.


Titanoboa rõ ràng là một con quái vật khổng lồ so với những con rắn hiện nay.

Đối thủ được đưa ra so sánh là Anaconda, một trong những loài rắn lớn nhất hiện nay, được biết đến với chiều dài hơn 6,1 mét và nặng hơn 227kg. Nhưng Titanoboa rõ ràng là một con quái vật khổng lồ so với những con rắn lớn nhất mà chúng ta có ngày nay.

Việc phát hiện ra Titanoboa được thực hiện trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI ở Cerrejón, một mỏ than ở phía bắc Colombia. Chiến dịch dẫn đến phát hiện này bắt đầu vào năm 1994, khi nhà địa chất học người Colombia Henry Garcia tìm thấy một hóa thạch lạ mà ông đặt tên là "Petrified Branch" và đặt nó trong tủ trưng bày của công ty than.

Năm 2003, một sinh viên đại học địa chất người Colombia có tên Fabiany Herrera đã đến Cerrejón để thực hiện một chuyến đi thực tế khi anh ta phát hiện ra các di tích thực vật hóa thạch.

Vì khu vực này chưa được khám phá bởi các nhà cổ sinh vật học trước đây, một cuộc thám hiểm đã sớm được tổ chức. Một trong những nhà nghiên cứu được mời tham gia chuyến thám hiểm là Scott Wing, người phụ trách thực vật hóa thạch tại Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên Quốc gia Smithsonian.

Chính Wing đã nhận ra hóa thạch của Garcia năm nào không phải từ thực vật. Ông đã gửi những bức ảnh về nó cho một chuyên gia khác, Jonathan Bloch, một nhà cổ sinh vật học tại Đại học Florida. Bloch sau đó xác định hóa thạch là một phần xương hàm của động vật trên cạn.


Titanoboa được thực hiện trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI.

Đây là một tin thú vị, vì hóa thạch của động vật có xương sống trên cạn từ kỷ Paleocen chưa từng được tìm thấy ở khu vực đó của Nam Mỹ trước đó.

Người ta tin rằng nhiều hóa thạch của những động vật như vậy đã được tìm thấy tại địa điểm này, và điều này đã được chứng minh là đúng.

Tuy nhiên, mãi đến năm 2007, người ta mới xác định được đốt sống của Titanoboa khi một lô hàng hóa thạch có nhãn "cá sấu" đang được kiểm tra. Khi phát hiện này được thực hiện, các cuộc thám hiểm mới được tiến hành với hy vọng tìm thấy nhiều đốt sống hơn của loài vật này.

Cuối cùng, tổng cộng 100 đốt sống rắn từ 28 loài động vật đã được thu thập. Với các đốt sống, các nhà cổ sinh vật học có thể ước tính kích thước của loài rắn thời tiền sử.

Năm 2012, một khám phá quan trọng khác về Titanoboa đã được thực hiện. Lần này, một hộp sọ rắn được tìm thấy. Một phát hiện như vậy là cực kỳ hiếm, vì hộp sọ rắn rất dễ vỡ và thường bị vỡ ra sau khi con vật chết.

Một trong những điểm đặc biệt của hộp sọ này là nó có hàm răng xếp khít nhau. Điều này khiến các chuyên gia suy đoán rằng Titanoboa là một loài chuyên ăn cá. Tuy nhiên, xét về kích thước của nó, Titanoboa có thể dễ dàng làm mồi cho rùa và cá sấu thời tiền sử, những loài sống trong cùng môi trường sống với loài rắn này.

Hiện nay, một số người tin rằng Titanoboa hiện vẫn sống đâu đó sâu trong rừng Amazon và chưa bị phát hiện.

Cập nhật: 10/01/2021 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video