Theo thống kê chưa đầy đủ, ở đồng bằng sông Cửu Long có khoảng 32 loài rắn độc trong tổng số 140 loài rắn. Điều trị rắn cắn bằng huyết thanh kháng nọc rắn là phương pháp điều trị trung hòa độc tố nọc rắn trong máu, sớm đưa bệnh nhân thoát khỏi tình trạng nhiễm độc cấp tính.
Trước đây, khi chưa sử dụng huyết thanh kháng nọc rắn đặc hiệu, nạn nhân bị rắn cắn thường được điều trị triệu chứng, thời gian điều trị kéo dài với nhiều biến chứng và tỷ lệ thành công không cao.
Mới đây, bà Nguyễn Thị Chính, 54 tuổi, ở huyện Bình Minh (Vĩnh Long) bị rắn lục tre cắn, được đưa đến khoa cấp cứu trong tình trạng phù nề, xuất huyết dưới da nhiều nơi, toàn thân tím tái và có dấu hiệu trụy tim mạch. |
Cùng với nỗ lực điều trị tại tuyến trên, bệnh viện còn tổ chức tập huấn cho các địa phương về phương pháp điều trị rắn độc cắn bằng huyết thanh kháng nọc rắn đặc trị nhằm kịp thời cứu chữa người dân bị rắn cắn.
Trần Khánh Linh