Hy vọng mới cho bệnh nhân loãng xương

Các nhà khoa học Trường ĐH y Howard Hughes (Anh) vừa cho biết: Bằng việc thay đổi cấu trúc của một loại protein, họ có thể giúp giảm được nguy cơ của bệnh loãng xương - căn bệnh gây tốn phí vào tiền thuốc chữa trị khoảng 1,7 tỉ bảng/năm (chỉ tính riêng ở Anh).

(Ảnh: vitanet.de)
Trên thực tế, trong suốt cả cuộc đời của động vật có xương sống, các tế bào xương liên tục được thay đổi: Mất đi và sinh ra. Khi nào sự tái tạo và mất đi của 2 loại tế bào này mất cân bằng, sẽ gây ra bệnh loãng xương. Dựa vào nguyên lý làm việc này, các nhà khoa học đã tìm cách tác động vào tế bào sản sinh ra xương để giữ sự cân bằng bằng một loại protein có tên gọi là NFATc1.

Thí nghiệm trên chuột cho thấy NFATc1 có khả năng làm tăng khả năng hoạt động của tế bào sản sinh lên 10%. Theo tiến sĩ Gerald Crabtree, con số này thực sự có ý nghĩa nếu kết quả nghiên cứu này được áp dụng thành công ở con người, bởi nó giúp cho xương chắc khoẻ hơn so với việc dùng thuốc mà lại không gây tác dụng phụ nào.

K.Y.M

Theo Reuters, Lao động
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video