Kẻ trộm ngân hàng đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ đã bị bắt như thế nào?

Băng trộm gồm 2 tên đã có một kế hoạch lấy tiền hoàn hảo, có điều kế hoạch tiêu tiền thì hơi thiếu thông minh.

Cuối hè năm 1798, khi bệnh sốt vàng chết người quét qua Philadelphia, người dân đã bỏ thành phố mà đi hết nhưng vẫn có những cá nhân bị buộc phải ở lại nơi đây. Vậy là đã có khoảng 1.300 người sẽ chết một cái chết dù sẽ rất nhanh chóng, nhưng lại rất kinh khủng.

Một trong những người may mắn thoát khỏi Philadelphia là thợ rèn Patrick Lyon và chàng tập sự 19 tuổi của ông. Họ đã cùng nhau rời thành phố trên con tàu đi tới Mũi Henlopen. Khi họ tới được Lewistown, Delaware (mà hiện tại là Lewes), người tập sự trẻ tuổi trở ốm, qua đời sau hai ngày.

Đó không phải tin dữ duy nhất mà Patrick Lyon nhận được. Ngoài tin báo về bệnh dịch hoành hành, người dân còn nghe tới vụ cướp ngân hàng đáng kinh ngạc tại Philadelphia.


Bức tranh "Pat Lyon tại Lò rèn", nguồn gốc của nó sẽ được nói tới ở cuối bài viết.

Đã có người lấy trộm mất số tiền 162.821 USD từ két sắt của Ngân hàng Pennsylvania, đặt tại Sảnh Thợ mộc. Vụ trộm chỉ có thể diễn ra vào tối thứ Bảy, ngày 31 tháng Tám hoặc sáng Chủ nhật, ngày 1 tháng Chín năm 1798.

Ông Patrick Lyon rất để tâm tới vụ án này, chẳng phải vì nó là vụ trộm tiền từ ngân hàng đầu tiên trong lịch sử, mà là vì trước khi rời thành phố vì dịch bệnh, ông đã nhận một hợp đồng có thể khiến mình dính líu tới vụ trộm trên. Ông đã là người thay khóa cho hai cái cửa két sắt của Ngân hàng Pennsylvania.

Vụ trộm tiền rõ ràng là tay trong giúp đỡ, không hề có dấu hiệu đột nhập nào. Ông Lyon biết rõ rằng mình không liên quan, và ngay lập tức nghi ngờ thợ mộc Samuel Robinson – người đã được ngân hàng thuê về để giám sát việc chuyển trụ sở vào bên trong Sảnh Thợ mộc. Trước khi vụ trộm xảy ra, Robinson còn dẫn một người lạ tới cửa hàng rèn của Lyon, khi ông Lyon đang tiến hành gia cố cái cửa két.


Ảnh minh họa: một cái cửa két sắt có từ thế kỉ 19.

Không lâu sau, một người bạn của ông Lyon tới Lewistown và qua chính người bạn/người chủ nhà cũ này, ông Lyon biết rằng mình đang là nghi phạm số một của vụ đột nhập ngân hàng ăn trộm đầu tiên của nước Mỹ. Ngay lúc hai người bạn cũ đang bàn bạc về vụ cướp, cảnh sát đã và đang đi lùng sục khắp nơi nhằm tìm ra người thợ rèn có mái tóc đỏ đang "lẩn trốn".

Patrick Lyon quay trở lại Philadelphia để làm rõ vụ việc và trình báo những hành động đáng nghi của Samuel Robinson, nhưng chưa kịp làm gì thì ông Lyon đã bị bắt. Nhà chức trách không tin câu chuyện của ông Lyon, cáo buộc rằng ông đã đúc một bộ chìa khóa phụ khi tiến hành làm cửa cho ngân hàng. Họ tống giam Patrick Lyon, người đã lặn lội từ nơi xa về để cố gắng rửa sạch tên tuổi cho mình.

Đúng như Patrick Lyon đã dự đoán, tên trộm chính là kẻ lạ mặt đã cùng Robinson tới lò rèn gặp ông. Hắn là Isaac Davis, một thành viên của Công ty Thợ mộc. Hắn đã cùng một đồng phạm nữa – người đã bỏ mạng chỉ vài ngày sau khi vụ cướp diễn ra vì dịch sốt vàng – lên kế hoạch cho vụ cướp ngân hàng táo tợn và gọn ghẽ này. Đồng phạm của Davis là nhân viên ngân hàng Thomas Cunningham, kẻ đã ngủ lại Sảnh Thợ mộc vào đêm diễn ra vụ trộm.


Patrick là người thay khóa cho hai cái cửa két sắt của Ngân hàng Pennsylvania.

Hai kẻ gian đã có một màn ăn trộm hoàn hảo. Nhưng ngặt nỗi cách xử lý số tài sản kếch xù chúng trộm được lại quá 7… kém thông minh, xứng đáng được lưu danh muôn đời vào danh sách những kẻ ngu dốt: Isaac Davis đã mang tiền ăn cắp được đến gửi vào chính ngân hàng mình đã trộm, để đỡ bị người ta nghi ngờ, hắn chia một phần ra để gửi vào một số ngân hàng khác nữa, mội tội là đều nằm ngay trong thành phố Philadelphia.

Các nhà cầm quyền nghi ngờ số tài sản này, vừa tiến hành hỏi cung là Davis đã nhận tội ngay và cam kết hoàn trả toàn bộ số tiền. Chính quyền địa phương hứa sẽ tha bổng cho Isaac Davis. Hắn không ngồi tù bất kì một ngày nào.

Thế nhưng ông thợ rèn Patrick Lyon vẫn phải ngồi tù vì tội tòng phạm, 3 tháng ngồi tù khiến ông Lyon gầy rạc đi, râu mọc đầy cằm, bạn bè bỏ ông đi hết. "Tôi đọc sách cho tới khi mệt, đi lại quanh phòng giam cho tới lúc mỏi chân", trích từ cuốn sách ông Lyon viết khi được thả. Cuốn sách ấy mang tên "Câu chuyện kể từ Patrick Lyon người đã chịu 3 tháng tù đau khổ tại nhà giam Philadelphia bởi những nghi ngờ mơ hồ liên quan tới vụ trộm tiền từ Ngân hàng Pennsylvania cùng với những sự kiện tiếp theo đó", cảm giác rằng tên sách chính là cảm xúc trong tù của Patrick Lyon: dài đằng đẵng.


Nhà tù Phố Wallnut, nơi Patrick Lyon bị giam giữ trong 3 tháng.

Quá trình ông ra tù cũng chẳng dễ dàng gì, nên cuốn sách ông viết ra đã thu hút được nhiều sự chú ý. Những luật sư tài ba nhất thời bấy giờ đã đối đầu nhau trong vụ kiện tụng giữa Patrick Lyon và nhà cầm quyền.

Theo như cuốn sách "tên quá dài xin phép không cần nhắc lại", ngay khi nhận được tin báo ngân hàng bị trộm, Lyon đi thuyền rồi đi bộ một quãng đườn 240 km về để trình báo. Hành động xem xét cửa một cách kĩ càng của Isaac Davis cực kì đáng ngờ, Lyon đinh ninh người ta sẽ tin mình rồi điều tra vụ việc. Thế nhưng Đốc Tối cao John Haines đã nhanh chóng buộc tội Patrick Lyon để nhận khoản thưởng 2.000 USD.

"Tôi đã nằm trong tay của những cá nhân rõ là không thông minh", ông Lyon cay đắng viết. Quan tòa đã tống giam ông Lyon, đề ra mức tiền bảo lãnh trên trời 150.000 USD. Sau khi Davis thú tội, tiền bão lãnh ông Lyon giảm xuống còn 2.000 USD. Ông được thẩm phán tối cao xóa bỏ mọi tội danh vào đầu tháng Giêng năm 1799.


Davis ra thú tội nhưng Patrick vẫn phải ngồi tù oan 3 tháng.

Từ cuốn sách do ông Lyon viết ra, vụ kiện được hình thành, với toàn luật sư siêu sao cho cả hai phía. Luật sư của bên nguyên xoáy sâu vào việc bên bị đã hành động ác ý, cố gắng bỏ tù ông Lyon. "Thay vì trả tự do cho ông Lyon và xin lỗi về những gì đã gây ra, họ thi hành án với ông – không phải với tội danh cướp mà dưới danh nghĩa tòng phạm", luật sư Joseph Hopkinson, một trong những cái tên sáng giá nhất ngành luật trên đất Mỹ thời điểm bấy giờ.

Sau một thời gian dài xem xét, hội đồng xét xử tuyên bố mức bồi thường 12.000 USD cho ông Patrick Lyon. Bên bị xin tòa xem xét lại vào tháng Ba năm 1807, trước khi phiên tòa diễn ra, hai bên thỏa thuận lại mức bồi thường xuống còn 9.000 USD.

Đó vẫn là số tiền không hề nhỏ. Patrick Lyon đã sống phần đời còn lại của mình trong dư dả. Ông thuê họa sĩ nổi tiếng John Neagle về họa cho mình một bức chân dung, với cái tên "Pat Lyon tại Lò rèn". Bức tranh hiện đang được treo tại Học viện Nghệ thuật Đẹp Pennsylvania.

Thời ấy, chỉ những người có tiền mới thuê họa sĩ về để vẽ chân dung bản thân, và họ sẽ trưng diện những bộ áo quần đẹp đẽ hào nhoáng nhất. Patrick Lyon không như vậy, ông mặc một chiếc tạp dề vải, tay cầm búa, sẵn sàng nện lên chiếc đe đặt trước mặt. Một bức tranh nói lên nhiều điều.

Cập nhật: 23/08/2018 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video