Có thể đó chỉ là những phép gọi quỷ làm mưa tưới cây nhưng cũng có thể, nó mở ra một cánh cổng địa ngục để triệu hồi quỷ dữ, chưa ai chắc chắn điều gì cả.
Các nhà khảo cổ thường xuyên đào lên được các thứ thú vị và không kém phần kì lạ của người xưa, hôm nay thì họ thấy gì? Một chuỗi các thần chú được ghi lại trong các cuộn giấy vàng và bạc, được chôn cất cùng với thi hài của một người đã chết cách đây 2.000 năm.
Miếng vàng chứa những câu thần chú gọi quỷ.
Những thần chú này có vẻ như được dùng để triệu hồi sức mạnh thần thánh, sử dụng vào việc tốt hay việc xấu thì chưa rõ. Các nhà nghiên cứu đang cố gắng dịch toàn bộ những câu thần chú này và tìm hiểu xem mục đích của chúng là gì.
"Những kí tự này thuộc bảng chữ cái Hy Lạp cổ, các cuộn giấy được viết bằng tiếng Xy-ri, thứ ngôn ngữ ấy vẫn là một bí ẩn của vùng Trung Đông đối với chúng tôi", theo lời trưởng ban nghiên cứu Miomir Korac tới từ Viện Khảo cổ học tại Belgrade.
Các nhà khoa học đang tiến hành khai quật.
"Chúng tôi đọc ra được tên của một số loài quỷ dữ gắn liền với địa phận của Syria thời hiện đại ngày nay", Ilija Dankovic, một trong những nhà khảo cổ bổ sung.
Những câu thần chú ấy được tìm thấy trong một chiếc vòng cổ bằng chì, khắc lên trên những mảnh kim loại quý cùng với một số biểu tượng trang trí. Mỗi một mảnh thần chú chỉ to bằng miếng giấy gói kẹo, nhưng chắc chắn chúng có giá trị rất lớn vào thời điểm ấy.
Những câu thần chú ấy được tìm thấy trong một chiếc vòng cổ bằng chì.
Khu vực khai quật này gần với thành phố Kostolac thời hiện đại, là khu vực định cư của cư dân thành phố La Mã cổ đại Viminacium, giữa Thế kỉ I và Thế kỉ VI Sau Công nguyên. Các nhà nghiên cứu ước tính rằng thi hài của những người này và những mảnh thần chú kia được chôn cất vào khoảng thế kỷ IV sau Công nguyên.
Các nhà nghiên cứu chưa phân tích được toàn bộ các cuộn thần chú hay xác định chính xác niên đại của chúng, vì thế chúng ta vẫn chưa biết được thông tin chính xác được khắc trên các cuộn giấy này (hoặc tốt nhất là nên thế).
Đây là lần đầu tiên các nhà khảo cổ tìm được những thứ như vậy tại Serbia, nhưng không chỉ tại đây, những mảnh thần chú đã được tìm thấy ở nhiều nơi khác nữa như Vương quốc Anh và Ai Cập. Điều khác biệt là những thần chú như vậy trước đây thường được khắc lên phiến đá hay lên hầm mộ của người đã mất thời bấy giờ.
Cận cảnh miếng vàng mới được các nhà khảo cổ khai quật được.
Những phép thuật như vậy thường được sử dụng để mang lại lợi ích cho người dùng hoặc để nguyền rủa người sống, nhưng khi người sử dụng phép đó chết đi, những thần chú thường được chôn theo người sử dụng. Người xưa hy vọng rằng những phép ấy sẽ đưa người dùng tới các thiên thần hay ác quỷ, dựa vào nội dung bùa chú đã sử dụng, bắt người ta phải phục vụ những thế lực kia.
"Họ thường sử dụng nhất là bùa yêu, nhưng bên cạnh đó cũng có những phép thuật hắc ám, những lời nguyền như kiểu "Cơ thể của ngươi sẽ chết, xác thịt của ngươi sẽ nguội lạnh và nặng nề như cục chì này", đại loại vậy", nhà khảo cổ Dankovic nói.
Vào hồi năm 2006, một tấm bia đá khắc thần chú đã được phát hiện trong một ngôi mộ tại Leicester, Anh, với niên đại từ Thế kỉ II Sau Công nguyên. Tấm bia cầu khẩn một vị thần hãy trừng phạt một tên trộm cụ thể: "Khẩn thiết cầu thần Maglus, tôi dâng lên ngài kẻ phạm tội đã ăn cắp tấm áo choàng của Servandus, mong ngài sẽ tiêu diệt hắn trước ngày thứ chín".
Thi hài của những người này và những mảnh thần chú kia được chôn cất vào khoảng thế kỷ IV sau Công nguyên.
Nhà khảo cổ Dankovic còn nói rằng nhiều phép thuật được chôn cùng với những người đã phải chịu một cái chết đau đớn, bởi người xưa tin rằng: "linh hồn những người ấy sẽ khó yên nghỉ, với phép thuật bên mình họ sẽ dễ dàng tìm thấy hơn những con quỷ hay những vị thần và cầu xin họ hơn".
Vẫn chưa rõ những người được chôn cất tại Serbia chết như thế nào, cho nên các nhà nghiên cứu chưa chắc chắn được mục đích của những thần chú chôn theo họ là gì.
Nhưng không phải là không có được chút thông tin nào từ những khai quật này. Toàn bộ chúng cho thấy đức tin của những người dân Viminacium thời ấy mạnh tới mức nào.
Những khám phá này rất quan trọng bởi lẽ chúng cho thấy cuộc sống tại Viminacium khá là dư dả và những hi vọng họ đặt vào những câu thần chú, những lời nguyền như vậy lớn tới đâu, khi họ đã sử dụng những kim loại quý để khắc những thứ này lên như vậy.
Từ trước tới giờ, các nhà khảo cổ nơi đây chưa tìm thấy một câu thần chú nào được khắc lên vàng cả. Theo như tập tục của người La Mã cổ, họ không bao giờ đưa vàng theo xuống mồ chôn.
Từ trước tới giờ, các nhà khảo cổ nơi đây chưa tìm thấy một câu thần chú nào được khắc lên vàng cả.
Một điều nữa, những câu thần chú ấy cầu khẩn cả Chúa Jesus lẫn những kẻ chống Jesus và điều này khá kì lạ. Có lẽ rằng tiến trình cải đạo Cơ đốc đã không diễn ra nhanh như vậy. Ta có thể kết luận được rằng thành phố La Mã cổ đại này đã đang nằm giữa quá trình chuyển đổi đạo giáo vào hồi giữa Thế kỉ IV.
Đội ngũ khảo cổ hiện vẫn đang tiếp tục khai quật tại khu vực này, và ta vẫn phải chờ tới khi họ xong việc thì những khám phá bí ẩn kai mới có thể được hé lộ.
Chỉ mong rằng không có thảm họa gì xảy ra khi họ tiến hành giải mã được hoàn toàn những cuộn thần chú cổ xưa kia.