Tìm thấy cổ vật vàng 4.500 tuổi, lâu đời nhất thế giới

Miếng vàng tuy nhỏ nhưng là một phát hiện lớn, vì đây có thể là cổ vật lâu đời nhất châu Âu hay thậm chí là thế giới.

Miếng vàng có lỗ xâu bé xíu với đường kính chỉ 4mm này nằm ở di chỉ tiền cổ đại nằm tại thành phố Pazardzhik, phía nam Bulgari. Nó được xác định có niên đại khoảng 4.500-4.600 năm TCN, hơn món vàng từ thời kỳ đồ đồng từ thành phố Varna cũng ở Bulgari năm 1972.


Miếng vàng chỉ nặng 0.005 ounce.

"Tôi chắc chắn nó lâu đời hơn món vàng ở Varna. Đây là khám phá quan trọng. Dù bé xíu nhưng có giá trị rất lớn về mặt lịch sử", Yavor Boyadzhiev, giáo sư Học viện Khoa học Bulgari nói.

Boyadzhiev cho rằng chủ nhân của mẩu vàng đến từ cộng đồng văn hóa cao đầu tiên của châu Âu. Nhóm người này đến từ Anatolia tại Thổ Nhĩ Kỹ từ những năm 6.000 TCN. Lý do là vì dựa trên tiêu chuẩn giám định, khu di chỉ có quy mô của một thành phố, với niên địa lâu đời hơn Sumer, Iraq, nơi được coi là đô thị văn minh đầu tiên xuất hiện.

Hiện các nhà khảo cổ đã khai quật được khu vực rộng từ 10-12 héc ta, làm lộ ra những bức tường cao 2,8m. Theo tiêu chuẩn, khu vực chỉ cần rộng từ 0,7-0,8 héc ta đã được coi là thành phố. Ngoài ra còn có 150 đồ gốm hình chim chóc, chứng tỏ chim có thể là linh vật của cộng đồng này. Tuy nhiên, nơi này đã hoang tàn vào năm 4.100 TCN bởi các bộ tộc xâm lấn từ phía đông bắc.

Cập nhật: 15/08/2016 Theo Dân Việt
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video