Khai quật hài cốt của "cha đẻ" ngành di truyền học Mendel

Quá trình phân tích cho thấy bộ xương của nhà khoa học Gregor Mendel cao 1,68m, hộp sọ chứa một bộ não lớn khác thường.

Trong dịp sinh nhật lần thứ 200 của Gregor Mendel, "cha đẻ" của ngành di truyền học, vào năm ngoái, nhóm nghiên cứu tại Đại học Masaryk (Ukraine), Trường Augustinian Abbey (Philippines) và một số tổ chức khác quyết định khai quật hài cốt của ông để nghiên cứu ADN, IFL Science hôm 3/1 đưa tin.


Chân dung Gregor Mendel, "cha đẻ" của ngành di truyền học. (Ảnh: Hulton Archive).

Gregor Mendel (1822 - 1884) sinh ra tại đế quốc Áo. Ông tìm ra một số quy luật di truyền thông qua hàng loạt thí nghiệm trên cây đậu năm 1856 - 1863. Sau đó, ngành di truyền học đã tiến bộ nhanh chóng.

Hàng nghìn năm nay, nông dân đã biết cách gây giống động vật để truyền lại những đặc điểm mong muốn, nhưng nghiên cứu của Mendel là công trình đầu tiên thiết lập các quy luật di truyền sinh học - ngày nay gọi là di truyền Mendel. Vài thập kỷ sau khi ông qua đời, con người mới hiểu rõ cơ chế phân tử đằng sau sự di truyền - ADN.

"Mendel là một con người phi thường, hiểu biết đa lĩnh vực với những ý tưởng đi trước thời đại. Đó cũng là lý do tại sao chúng tôi đồng ý cho khai quật và nghiên cứu khoa học, để di sản của ông trường tồn và được công chúng biết đến", Paul Graham, trợ lý của Đại Hội đồng Curia, giải thích.


Hộp sọ của Gregor Mendel. (Ảnh: Evy Drozdov/Đại học Masaryk)

Đến tháng 2/2022, hài cốt của Mendel đã được tìm thấy và khai quật trong ngôi mộ ở Nghĩa trang Trung tâm Brno, Cộng hòa Czech. Ngoài việc ghi nhận bộ xương cao 1,68 m, các nhà nghiên cứu cũng báo cáo rằng hộp sọ chứa một bộ não lớn khác thường.

"Chúng tôi đã lo ngại sẽ không tìm thấy Mendel. Nhưng rồi chúng tôi phát hiện toàn bộ hài cốt của ông ấy trong một chiếc quan tài. Ông ấy thậm chí vẫn còn quần áo và giày", Eva Drozdová, chuyên gia tại Phòng thí nghiệm Sinh học và Nhân học Phân tử tại Đại học Masaryk, cho biết.

Sau khi để hài cốt khô lại trong phòng chuyên dụng, nhóm nghiên cứu bắt đầu lấy ADN từ răng và xương. Bằng cách so sánh các mẫu này với ADN thu được từ vật dụng cá nhân lưu trữ tại Bảo tàng Mendel, họ có thể xác nhận đây thực sự là hài cốt của Mendel.

Nghiên cứu sâu về bộ gene của Mendel cho thấy ông có các biến dị di truyền liên quan đến bệnh tiểu đường, tim và thận. Ông cũng mang một gene liên quan đến chứng động kinh và các vấn đề về thần kinh. Nhóm nghiên cứu suy đoán, điều này có thể giúp giải thích một số triệu chứng tâm lý và thần kinh mà ông từng gặp phải.

Cập nhật: 05/01/2023 VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video