Khai quật mộ 1.300 tuổi của thái tử Trung Quốc

Các tạo vật thời nhà Tuỳ

Các nhà khảo cổ ở tỉnh Thiểm Tây phía Tây Bắc Trung Quốc đã phát hiện ra một ngôi mộ có cách đây 1.300 năm ở hạt Tongguan, và khai quật được một lượng lớn các tạo vật quý giá trong ngôi mộ.

Nằm ở làng Shuicun, cách hạt Tongguan 10 km về phía Tây Bắc, ngôi mộ được xây dựng vào thời nhà Tuỳ (581-618). Các nhà khảo cổ đã phát hiện 72 m2 bức bích họa vẫn còn nguyên vẹn, và khai quật được hơn 200 mẩu tạo tác trong đó có nhiều đồ gốm và một quan tài bằng đá.

Ngôi mộ 2 tầng có hình bán nguyệt cao 5 m và đường kính hơn 6 m. Bốn bức tường được vẽ hình những phụ nữ quý tộc, còn trần nhà được tô điểm những điểm bạc, biểu tượng cho các vì sao. Một dải trắng vắt ngang trần nhà thể hiện dải ngân hà.

Con đường vào ngôi mộ dài 21 m và rộng hơn 2 m với bức tường hai bên được phủ kín hình vẽ miêu tả 46 người đang trên một chuyến đi. Một quan tài đá lớn, dài 3 m và rộng 2 m, nằm ở phía Đông Nam của căn phòng. Quan tài được khắc hình các thiên thể, quái vật và những mẫu hình phức tạp.

Nhà khảo cổ Li Ming tại Viện nghiên cứu khảo cổ ở tỉnh Thiểm Tây, cho biết ngôi mộ thuộc về một người trong hoàng tộc, có thể là thái tử. Ngôi mộ đã bị đánh cắp nhiều hiện vật quý giá, trong đó có cả văn bia.

Theo các chuyên gia, các bức hoạ trên tường và quan tài đá đã cung cấp nhiều thông tin giá trị để nghiên cứu về sự phát triển hội hoạ vào triều đại nhà Tuỳ và tiếp đến là nhà Đường (618 - 907).
Theo VnExpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video