Khai quật xưởng ướp xác Ai Cập cổ đại 2.700 năm tuổi, tiết lộ bí ẩn các chất dùng ướp xác

Người Ai Cập cổ đại ướp xác bằng nguyên liệu giống như hắc ín

Phân tích cặn dung dịch khai quật từ một xưởng ướp xác Ai Cập 2.500- 2.700 năm tuổi, các nhà khoa học đã xác định được các chất sử dụng trong công nghệ ướp xác của người Ai Cập cổ đại.

Mặc dù trước đây các nhà nghiên cứu đã biết tên của các chất được sử dụng để ướp xác người chết từ các văn bản Ai Cập cổ, nhưng cho đến gần đây, họ cũng chỉ có thể phỏng đoán về những hợp chất và vật liệu đó.

Giờ đây, với việc phân tích phân tử từ cặn đóng dưới đáy những chiếc bình đựng dung dịch dùng ướp xác được khai quật từ một địa điểm được phát hiện vào năm 2016 ở quần thể kim tự tháp Saqqara, một khu nghĩa trang của người Ai Cập cổ đại (thuộc tỉnh Giza, Ai Cập ngày nay), đã tiết lộ một số bí ẩn.


Các bình, thố đựng dung dịch ướp xác được khai quật từ một xưởng ướp xác tại khu lăng mộ Saqqara, Ai Cập. (Ảnh: M. Abdelghaffar).

Tổng cộng có 121 chiếc bình, thố đã được khai quật từ một xưởng ướp xác, được sử dụng vào thế kỷ thứ bảy và thứ sáu trước Công nguyên.

Trong nghiên cứu được công bố hôm 1/2 trên tạp chí khoa học Nature, các nhà khoa học Đức và Ai Cập đã nghiên cứu dư lượng hữu cơ trong 31 bình, thố có dấu tích rõ ràng nhất.


Mô phỏng quang cảnh ướp xác cho một linh mục tại một xưởng ướp xác dưới lòng đất. (Tác giả: Nikola Nevenov).

Nghiên cứu tiết lộ rằng, người Ai Cập cổ đại đã sử dụng nhiều loại chất khác nhau để thoa lên tử thi để khử mùi và bảo vệ xác ướp khỏi nấm, vi khuẩn và sự thối rữa.

Các vật liệu được xác định bao gồm: dầu hương thực vật chiết từ các loài cây bách xù, bách, thông tuyết tùng, cũng như nhựa từ cây hồ trăn (hạt dẻ cười), mỡ động vật và sáp ong.


Địa điểm khai quật xưởng ướp xác gần kim tự tháp Unas và kim tự tháp bậc thang Djoser. (Ảnh: Susanne Beck/Dự án lăng mộ Saqqara Saite).

Các nhà khảo cổ cũng có thể xác định những chất cụ thể được sử dụng để bảo quản các bộ phận cơ thể khác nhau, ví dụ nhựa hồ trăn và dầu thầu dầu chỉ được sử dụng cho phần đầu.

Các phát hiện cũng chỉ ra rằng, chất mà người Ai Cập cổ đại gọi là “antiu” thực ra là nhựa thơm hay nhang, là hỗn hợp của một số thành phần khác nhau gồm dầu các cây tuyết tùng, bách, bách xù và mỡ động vật.


Các chất ướp xác có nguồn gốc đa dạng, từ Địa Trung Hải, Đông Nam Á hay châu Phi. (Tác giả: Nikola Nevenov).

Các thành phần được sử dụng trong kỹ thuật ướp xác rất đa dạng và có nguồn gốc không chỉ từ Ai Cập, trong đó có những chất dường như đến từ Địa Trung Hải. Các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy bã kẹo cao su thiên nhiên dammar và nhựa cây elemi, có khả năng đến từ các khu rừng ở Đông Nam Á hoặc các vùng nhiệt đới Châu Phi.

“Những loại nhựa này cung cấp bằng chứng mới về các mạng lưới thương mại xuyên châu lục, đồng thời đặt ra câu hỏi về cách thức và thời điểm người Ai Cập biết đến những loại nhựa này, cũng như có được sự hiểu biết về các đặc tính và sự liên quan của chúng trong kỹ thuật ướp xác”, Salima Ikram, giáo sư về Ai Cập học tại Đại học Mỹ ở Cairo (AUC) nói.

Cập nhật: 06/02/2023 BVPL
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video