Nhóm nghiên cứu –đứng đầu là D. Plaut và A. Nestor - từ đại học Carnegie Mellon (Mỹ) đã phát hiện ra một mạng lưới hoàn chỉnh tạo bởi một số vùng thuộc vỏ não người tham gia vào quá trình nhận biết khuôn mặt của người khác trong quá trình giao tiếp.
Để tiến hành nghiên cứu, hình ảnh khuôn mặt các đối tượng tham gia được xử lý bằng máy quét ảnh cộng hưởng từ hạt nhân (MRI). Sau đó, các nhà khoa học nhận biết các khuôn mặt khác nhau với các kiểu biểu hiện vẻ mặt đa dạng.
Bằng cách sử dụng sơ đồ đa hình động học, họ đã kiểm tra dữ liệu MRI chức năng và phát hiện ra một mạng lưới các vùng phía trước thái dương có hình thoi liên quan tới các kiểu nhận biết khuôn mặt khác nhau. Hơn nữa, họ cũng thấy rằng các thông tin thậm chí được phân bố giữa các vùng phía trước và vùng có hình thoi đóng vai trò trung tâm trong mạng lưới.
Giáo sư Behrmann – thành viên nhóm nghiên cứu - nhấn mạnh “Khuôn mặt là bộ phận quan trọng nhất để nhận biết một người. Các tác giả đã có thời gian dài nghiên cứu về hệ thống toàn diện của bộ não. Điều quan trọng là chúng tôi đã tìm ra các vùng vỏ não liên hợp hoạt động cùng nhau để nhận diện một đối tượng”.
Khám phá được cho là sẽ làm thay đổi tương lai của các nghiên cứu về thần kinh thị giác và cho phép các nhà khoa học sử dụng kết quả này để phát triển các phương thuốc đặc trị các rối loạn chức năng như là chứng mất khả năng nhận biết khuôn mặt người khác.