Khám phá San Juan de Salvamento - ngọn hải đăng nằm ở tận cùng thế giới

Ngọn hải đăng có từ năm 1884 khi Sư đoàn Viễn chinh Nam Đại Tây Dương dưới sự chỉ huy của Commodore Augusto Lasserre tới đây. Họ đã xây dựng nơi đây như một quận với một nhà tù và một trạm cứu hộ trên đảo để giúp đỡ những người không may bị chìm tàu ở quanh Cape Horn. Ngọn hải đăng được dựng trên một mỏm đá có tên Cape San Juan.

Nó được đặt biệt danh là "Ngọn hải đăng ở nơi tận cùng thế giới".


 Đây là ngọn hải đăng lâu đời nhất ở Argentina.

Commodore Augusto Lasserre đã thêm "de Salvamento" (có nghĩa là "giải cứu") vào tên của ngọn hải đăng để làm rõ mục đích của nó. Từ đó ngọn hải đăng có cái tên San Juan de Salvamento. Đây là ngọn hải đăng lâu đời nhất ở Argentina và là ngọn hải đăng đầu tiên được xây dựng ở vùng biển phía Nam.

Ngọn hải đăng ban đầu là một ngôi nhà bằng gỗ dẻ gai 16 cạnh, cao chưa đầy 5 mét và đường kính khoảng 9 mét. Ánh sáng lấy từ 8 ngọn đèn dầu cố định được đặt sau một vài cửa sổ có các tấm kính được lắp thấu kính Fresnel.


Ngọn hải đăng ban đầu là một ngôi nhà bằng gỗ dẻ gai 16 cạnh, cao chưa đầy 5 mét.

Nhưng vị trí của ngọn hải đăng không mang tới tầm nhìn và độ rọi tốt nhất. Mặc dù nó cao 60 mét nhưng ánh sáng từ những ngọn đèn dầu quá yếu và sương mù thường xuyên che khuất ngọn hải đăng. Kết quả là nhiều con tàu tiếp tục bị đắm xung quanh đảo New Year và nhiều đảo nhỏ phía bắc ngọn hải đăng.

Vì vậy vào năm 1901, chính phủ Argentina phối hợp với Ủy ban Tổ chức Quốc tế về thám hiểm Nam Cực đã quyết định dựng ngọn hải đăng New Year nằm xa hơn một chút về phía bắc trên đảo Observatory. Ngọn hải đăng New Year được hoàn thành vào năm 1902 và Faro de San Juan de Salvamento bị bỏ hoang chỉ sau tám năm hoạt động.


Ngọn hải đăng bị bỏ hoang và đổ nát trong gần một thế kỷ.

Lấy cảm hứng từ vị trí xa xôi của ngọn hải đăng, nhà văn Jules Verne đã hoàn thành bản thảo đầu tiên của cuốn tiểu thuyết "Ngọn hải đăng ở nơi tận cùng thế giới" vào năm 1901. Nó được xuất bản 4 năm sau sau khi nhà văn qua đời.

Ngọn hải đăng vẫn bị bỏ hoang và đổ nát trong gần một thế kỷ cho đến năm 1994, khi nhà hàng hải người Pháp André Bronner, người bị cuốn hút bởi cuốn tiểu thuyết của Jules Verne lên đường tìm kiếm "ngọn hải đăng ở nơi tận cùng của thế giới". Bronner quay trở lại đảo vào năm sau và ở đó cách ly trong ba tháng, sống sót bằng các phương tiện thô sơ ở vịnh Flinders, cuối phía tây của hòn đảo.

Ông quyết định thực hiện dự án xây dựng lại ngọn hải đăng. Anh nhận được sự ủng hộ của chính quyền Tierra del Fuego và Ushuaia, Hải quân Argentina, chính phủ Pháp và một số công ty tư nhân đã nhiệt tình tiếp nhận ý tưởng này. Dự án cũng nhận được sự đóng góp tài chính từ các thành phố tự trị của Pháp là Nantes (quê hương của Jules Verne) và La Rochelle (nơi ở của André Bonner).


Ngọn hải đăng ở nơi tận cùng của thế giới

Bản sao ngọn hải đăng được hoàn thành vào năm 1998 và được thắp sáng lần đầu tiên vào ngày 26/2/1998. Tòa nhà bằng gỗ xây dựng ở La Rochelle được tháo rời và đưa bằng tàu đến Ushuaia, sau đó là đến hòn đảo của Mỹ để xây dựng lại.

Năm 2000, André Bronner xúc tiến việc xây dựng một bản sao khác của ngọn hải đăng San Juan de Salvamento ban đầu ở ngoài khơi La Rochelle, trên bờ biển Đại Tây Dương của Pháp. Còn được gọi với cái tên "Ngọn hải đăng nơi tận cùng thế giới", nó được xây dựng dưới biển và trên những cây cột.

Cập nhật: 24/12/2021 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video