Khánh thành nhà kính, nhà lưới hiện đại nhất miền Nam

Ngày 4/1, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thành phố Hồ Chí Minh đã đưa vào sử dụng khu nhà kính, nhà lưới, nuôi cấy tế bào thực vật hiện đại nhất khu vực phía Nam.

Đây là công trình quan trọng nhất của dự án xây dựng Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải đã đến dự và cắt băng khánh thành công trình.

Khu nhà kính, nhà lưới, nuôi cấy tế bào thực vật bao gồm các hạng mục chính là nhà nuôi cấy mô tế bào thực vật, có khả năng sản xuất nhân giống trên 2 triệu cây giống cấy mô các loại/năm; nhà kính có khả năng điều khiển được nhiệt độ, độ ẩm, ánh sáng; nhà màng cho phép triển khai cùng lúc tối thiểu 3 thí nghiệm với quy mô lớn và trồng nhiều chủng loại khác nhau; nhà lưới có chức năng bảo tồn nguồn gene, trồng thử nghiệm, nhân giống hoa trong chậu.


Hệ thống tưới nước trong khu nhà kính. (Ảnh: Mạnh Linh/TTXVN)

Đây là công trình để triển khai quy trình vi nhân giống nhanh các loại cây trồng (rau, hoa, cây kiểng, cây dược liệu) với quy mô công nghiệp; thực hiện việc lưu trữ nguồn gene giống cây trồng, tiến hành chọn lọc, lai tạo bằng công nghệ sinh học để tạo ra các giống cây trồng mới có các tính nổi trội theo mục tiêu kháng sâu bệnh, chịu hạn, năng suất cao, chất lượng tốt...

Khu nhà kính, nhà lưới cũng được sử dụng tiến hành trồng thử nghiệm các giống cây trồng mới nhằm đánh giá hiệu quả và tính thích nghi trước khi chuyển giao ra sản xuất.

Tiến sỹ Dương Hoa Xô, Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh cho biết dự án Trung tâm Công nghệ sinh học có tổng vốn đầu tư khoảng 100 triệu USD, được xây dựng trên diện tích 23ha, bao gồm nhiều hạng mục khác nhau nhằm mục tiêu tạo cơ sở vật chất cho việc nghiên cứu ứng dụng các kết quả nghiên cứu trong lĩnh vực công nghệ sinh học thực vật từ phòng thí nghiệm vào sản xuất.

Trong những năm qua, Trung tâm Công nghệ sinh học Thành phố Hồ Chí Minh đã sưu tập, bảo quản và nhân giống hơn 330 giống hoa lan, trong đó có 111 giống lan rừng Việt Nam; bộ giống cây dược liệu với gần 90 giống các loại; nghiên cứu tạo ra các phẩm sinh học phục vụ cho trồng trọt và thủy sản.

Theo TTXVN/Vietnam+
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video