Khi cá mập tiến hóa để sống dưới đáy biển, chúng sẽ như thế nào?

Trong suy nghĩ của chúng ta, cá mập là loài động vật đáng sợ, kẻ thống trị đại dương đầy khát máu, nhưng trên thực tế, loài cá mập lại đa dạng hơn chúng ta vốn biết rất nhiều. Đặc biệt là những loài cá mập sống dưới đáy biển. Có thể khi nhìn vào, chúng ta sẽ không thể tin được rằng chúng là những con cá mập.


Bạn có nghĩ con "quái vật" này là một con cá mập không?

Nếu tôi không nói, bạn có coi con "quái vật" này là một con cá mập không? Có lẽ là không, và cũng có nhiều người sẽ nghĩ nó là cá Lophiidae - trong tiếng Việt gọi là cá nhái hay cá vây chân, là một họ cá trong bộ Lophiiformes được tìm thấy ở vùng biển Bắc Cực và Đại Tây Dương, Ấn Độ Dương, Thái Bình Dương nơi chúng sống vùi trong cát và ở tầng đáy biển cách mặt nước biển khoảng 1.000 m.


Giống như các loài cá khác trong bộ Lophiiformes, Lophiidae có một cái đầu lớn và một cái miệng rộng và có nhiều răng. Những loài cá vây chân đi bộ dưới đáy biển và sở hữu nhát cắn nhanh nhất thế giới trong thế giới động vật có xương sống. Miệng của chúng giãn mở với tốc độ tương đương một viên đạn của súng trường cỡ 22 ly, cá vây chân là những động vật săn mồi kiểu phục kích và có thể ăn gần như mọi thứ nhét vừa chiếc mồm rộng của chúng. Do đó, thức ăn của chúng có thể bao gồm cả tôm và cua.


Eucrossorhinus dasypogon.

Trên thực tế, con "quái vật" này là cá mập râu Eucrossorhinus dasypogon. Mặc dù trông rất lạ, và chẳng hề giống với vẻ ngoài của loài cá mập mà chúng ta vẫn biết, nhưng nó lại thuộc họ Orectolobiformes Orectolobidae - Họ cá mập thảm. Và sở hữu vẻ ngoài kỳ lạ không kém, loài cá lớn nhất thế giới là cá nhám voi Rhincodon typus, chúng có chiều dài cơ thể trung bình lên đến 10 mét và trọng lượng lên tới 9 tấn.


Cá nhám voi hay cá mập voi là một thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối) của lớp Cá sụn (Chondrichthyes). Nó là loài cá mập lớn nhất và cũng là loài cá hiện còn sống có kích thước lớn nhất thế giới. Loài này được nhận dạng lần đầu tiên năm 1828 ngoài bờ biển Nam Phi. Họ Rhincodontidae đã không được thông qua cho tới tận năm 1984. Tên gọi "cá nhám voi" có lẽ là do kích thước lớn của nó. Cá nhám voi sinh sống trong các đại dương thuộc vùng nhiệt đới và ôn đới ấm của thế giới. Được coi là sống ngoài đại dương nhưng chúng cũng tụ tập lại theo mùa ở một vài khu vực ven bờ như dải đá ngầm Ningaloo ở khu vực miền tây Úc cũng như Pemba và Zanzibar ở khu vực ven bờ đại dương của Đông Phi.

Tiếp tục quay về với chủ đề là loài cá mập Eucrossorhinus dasypogon, không giống như hầu hết các loài cá mập khác, chúng là động vật sống ở đáy biển và có thể thở mà không cần bơi. Vì vậy chúng đã chọn lối sống “lười biếng” giống như việc ôm cây đợi thỏ, há miệng chờ sung.


Cá mập râu là động vật sống ở đáy biển và có thể thở mà không cần bơi.

Cá mập râu là một bậc thầy ngụy trang trong lòng đại dương. Lớp da xù xì của chúng được bao phủ bởi những chỗ lồi lõm, điều này cho phép chúng ẩn mình trong các rạn san hô.

Giống như cá Lophiidae, cá mập râu cũng là một loài cá có thể "câu cá". Hàm trên, hàm dưới và các cạnh của chúng được bao phủ bởi những sợi râu mềm mượt, những chiếc râu lắc lư trong nước trông giống như những con giun nhỏ, đây là một cái bẫy chết người đối với những con cá nhỏ. Một khi con mồi đến gần, con cá mập râu sẽ nuốt chửng nó trong một tích tắc, con mồi tội nghiệp chưa kịp hiểu chuyện gì đang xảy ra nên sẽ ngay lập tức lao vào bụng cá mập theo quán tính. Ngoài các loài cá san hô nhỏ, cá mập râu còn có thể săn một số con mồi lớn hơn, chẳng hạn như các loài cá mập khác.


Cá mập râu còn có thể săn một số con mồi lớn hơn.

Trong số các loài cá mập sống dưới đáy biển thì còn có một loài cá mập hết sức đặc biệt khác, đó là cá mập báo Stegostoma fasciatum, chúng là loài duy nhất của họ cá mập báo, nhưng đây lại là một loài cá mập rất hiền lành, loài này chỉ ăn cá nhỏ và động vật không xương sống. Mặc dù không hung dữ nhưng nó có một kỹ năng độc đáo: cá mập báo cái có thể sinh ra cá mập con mà không cần con đực! Kỹ năng này được gọi là parthenogenesis - trinh sản, và một số loài tắc kè và rắn cũng có thể làm được.

Ngoài ra loài cá mập Squatiniformes cũng rất giỏi phục kích, thân hình của chúng phẳng và giống cá đuối. Chúng sẽ vùi mình trong cát và nuốt chửng con mồi khi có một con cá nhỏ bơi qua. Do có vây ngực rộng nên chúng còn được gọi là cá mập thiên thần.


Cá mập thiên thần.

Nhưng nếu nói đến phương pháp sinh sản kỳ lạ nhất của các loài cá mập dưới đáy biển thì không thể không nhắc tới loài cá mập hổ Heterodontiformes. Mặc dù có cái tên rất hung dữ, nhưng loài cá mập này là sở hữu vẻ ngoài rất dễ thương, với chiều dài cơ thể chỉ 1,5 mét, và tính tình hiền lành. Chúng thậm chí có thể tương tác với thợ lặn và rất dễ thương (miễn là không bị chúng cắn).


Cá mập hổ Úc Heterodontus portusjacksoni.

Chú cá mập dễ thương dưới đây là cá mập hổ Úc Heterodontus portusjacksoni, còn được gọi là Cá mập Port Jackson. Chúng chủ yếu ăn một số loài trai, ốc và động vật giáp xác mềm. Không giống như các loài cá mập khác, cá mập hổ có răng giống với răng hàm của chúng ta, có thể giúp nhai vỏ cứng.


Thay vì đẻ con, loài cá mập này sẽ đẻ trứng, nhưng những quả trứng này lại có dạng xoắn ốc.

Vậy tại sao trứng của chúng lại kỳ lạ như vậy? Trên thực tế, trứng của cá mập hổ phát triển thành dạng này để dễ mắc kẹt trong các khe nứt của đá và hòa vào môi trường bên ngoài và ngăn chúng bị thiên địch ăn thịt. Cá mập hổ mẹ đẻ hai trứng một lúc. Sau khi đẻ trứng, nó sẽ nhét từng quả trứng con vào các kẽ đá trước khi bỏ đi. Bởi vì trứng của chúng rất mềm khi mới được đẻ ra nên việc làm của cá mập hổ mẹ không hề ảnh hưởng gì đến quả trứng.

Cập nhật: 15/05/2021 Theo Trí Thức Trẻ
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video