Khỉ đầu chó mang tim lợn trong hơn hai năm

Các nhà khoa học Đức và Mỹ có thể duy trì quả tim lợn bên trong cơ thể một con khỉ đầu chó trong hơn hai năm, tạo nên đột phá trong lĩnh vực cấy ghép nội tạng.

Theo UPI, hệ miễn dịch làm cho việc cấy ghép nội tạng chéo giữa các loài trở nên phức tạp. Thông thường, cơ thể nhận sẽ từ chối bộ phận nội tạng mới. Trong nghiên cứu công bố hôm 5/4 trên tạp chí Nature Communications, các nhà khoa học sử dụng kỹ thuật biến đổi gene và thuốc ức chế miễn dịch để cơ thể con khỉ đầu chó không từ chối tim lợn.


Các nhà nghiên cứu hy vọng bước đột phá trong việc cấy ghép tim lợn cho động vật linh trưởng sẽ là tiền đề cho việc sử dụng trên cơ thể người. (Ảnh: Africa Studio).

Quả tim được lấy từ một loài lợn biến đổi gene để tương thích hơn với hệ miễn dịch của con khỉ đầu chó. Một chế độ thuốc và kháng thể đặc biệt đảm bảo hệ miễn dịch không phản ứng thái quá.

Trong thí nghiệm, 5 con khỉ đầu chó được cấy ghép thêm tim lợn, trong khi tim của chúng vẫn nằm trong cơ thể. Những quả tim lợn đơn giản được nối với hệ tuần hoàn trong khi tim của khỉ đầu chó vẫn tiếp tục bơm máu. Tim lợn đập liên tục trong thời gian 945 ngày.

Cột mốc này phá vỡ kỷ lục cấy ghép tim lợn cho linh trưởng trước đó mà nhóm nghiên cứu đạt được trong 5 năm qua, theo báo cáo của Viện Tim, Phổi và Máu Mỹ.

Lợn có đặc tính di truyền và sinh lý tương tự con người, là nguồn nội tạng tiềm năng để cấy ghép trên người. Với số lượng bệnh nhân chờ hiến tạng ngày càng tăng, các nhà khoa học đang nghiên cứu cách cấy ghép nội tạng chéo giữa các loài an toàn và hiệu quả hơn.

Cập nhật: 07/04/2016 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video