Khi ong bị mất ngủ

Không ai làm việc tốt khi bị mệt, và côn trùng không phải là ngoại lệ. Giống như con người, ong khi buồn ngủ trở thành vũ công tồi và là kẻ truyền tin kém cỏi, theo tạp chí New Scientist.

Tương tự như con người, loài ong mật châu Âu, có tên gọi khoa học là Apis mellifera, thường ngủ 8 tiếng mỗi đêm.


Loài ong mật Apis mellifera. (Ảnh: Wikimedia)

Nhằm tìm hiểu xem một giấc ngủ ngon quan trọng như thế nào đối với điệu vũ lúc lắc ve vẩy nhằm trao đổi thông tin của ong, chuyên gia Barrett Klein thuộc Đại học Texas ở thành phố Austin và các cộng sự thử nghiệm quấy phá giấc ngủ của một nhóm gồm 50 con ong.

Để thực hiện điều này, Klein gắn những mảnh thép có từ tính lên 25 con ong và những mảnh đồng không có từ tính lên số ong còn lại. Suốt đêm, từ lúc chạng vạng đến khi hửng sáng, chuyên gia này liên tục di chuyển nam châm tới lui phía trên tổ ong, khiến 25 con ong được gắn mảnh thép chen lấn xô đẩy nhau và không thể “chợp mắt” được.

Khi nhóm nghiên cứu xem đoạn phim video ghi lại hoạt động của các con ong vào ngày hôm sau, họ nhận thấy những con ong bị mất ngủ biểu diễn điệu vũ truyền tin kém chính xác hơn những con ong ngủ đủ giấc (những con được gắn mảnh đồng không chịu tác động của nam châm). Hậu quả là thông tin về hướng và khoảng cách đến nguồn thức ăn được mã hóa trong điệu vũ của các con ong mất ngủ bị đồng loại hiểu sai.

Theo Thanh Niên
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video