Nghiên cứu mới gây choáng: Bọ cánh cứng uống nước bằng... mông

Thay vì uống nước qua miệng, bọ cánh cứng chọn cách tiếp cận khác, bằng cách sử dụng mông của chúng.

Theo một nghiên cứu được công bố ngày 21/3 trên tạp chí Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, phương pháp làm dịu cơn khát độc đáo này là một cách để côn trùng giữ nước, vì chúng có thể sống cả đời mà không thực sự uống nước qua miệng.


Bất cứ khi nào bọ cánh cứng khát nước, tất cả những gì chúng cần làm là uống một ngụm nước - qua mông.

Mặc dù các nhà khoa học đã biết hành vi uống nước này nhưng cơ chế đằng sau nó vẫn chưa rõ ràng. Giờ đây, một cuộc điều tra mới của các nhà nghiên cứu từ Đan Mạch và Scotland tiết lộ rằng, loài côn trùng này có thể hút hơi ẩm từ không khí qua trực tràng của chúng và biến nó thành chất lỏng, sau đó được hấp thụ vào cơ thể chúng.

"Một con bọ cánh cứng có thể trải qua toàn bộ vòng đời mà không cần uống nước ở dạng lỏng", đồng tác giả nghiên cứu Kenneth Veland Halberg, phó giáo sư tại Khoa Sinh học tại Đại học Copenhagen, cho biết trong một tuyên bố. "Điều này là do trực tràng đã được sửa đổi và thận được áp sát chặt chẽ, cùng nhau tạo nên một hệ thống đa cơ quan chuyên biệt hóa cao trong việc chiết xuất nước từ thức ăn mà chúng ăn và từ không khí xung quanh chúng".

Đối với nghiên cứu, các nhà khoa học đã lấy các mẫu phân từ bọ cánh cứng như mọt ngũ cốc (Sitophilus granarius)bọ bột đỏ (Tribolium castaneum) và dưới kính hiển vi nhận thấy rằng, phân của chúng hoàn toàn khô và không có chút nước nào.

Điều này là do một gene được gọi là NHA1 được biểu hiện nhiều hơn 60 lần trong trực tràng của bọ cánh cứng so với phần còn lại của động vật. Sự bất thường này dẫn đến một nhóm tế bào duy nhất được gọi là tế bào leptophragmata. Các nhà nghiên cứu xác định được việc này đóng một vai trò quan trọng khi bọ cánh cứng hấp thụ nước qua phần đuôi của nó.

Halberg cho biết: “Tế bào Leptophragmata là những tế bào nhỏ nằm giống như cửa sổ giữa thận của bọ cánh cứng và hệ thống tuần hoàn của côn trùng, hoặc máu. Khi thận của bọ cánh cứng bao quanh ruột sau của nó, các tế bào leptophragmata hoạt động bằng cách bơm muối vào thận để chúng có thể thu nước từ không khí ẩm qua trực tràng và từ đây đi vào cơ thể chúng".

Cập nhật: 25/03/2023 Tiền Phong
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video