Khi xảy ra tai nạn, tàu ngầm báo động như thế nào?

Khu vực hoạt động của tàu ngầm thông thường là ở dưới nước, một khi tàu ngầm xảy ra tai nạn ở dưới nước, vấn đề sẽ trở thành nghiêm trọng hơn nhiều so với tàu thuyền trên mắt nước; việc bảo vệ, cấp cứu, thậm chí cứu vớt đều rất khó khăn. Để đề phòng sự cố bất ngờ xảy ra, các nhà chuyên môn trên tàu ngầm đã trang bị một hệ thống báo động kêu cứu chuyên dùng.

(Ảnh: arrakis)

Hệ thống báo động kêu cứu của tàu ngầm bình thường đều chọn dùng thiết bị giao tín hiệu để đáp ứng sự cấp thiết. Chủng loại phao tín hiệu đáp ứng sự cần thiết rất nhiều, kiểu dáng khác nhau. Bất kể một loại nào cũng đều do các bộ phận máy thư thể phao, kim loại, dây thép, dây cáp điện, đèn nháy tín hiệu,... hợp thành. Khi tàu ngầm gặp nạn chỉ cần điều khiển hệ thống thiết bị, từ trong tàu phao tín hiệu đáp ứng sẽ cần thiết được phóng ra, thể phao kim loại sẽ nổi trên mặt nước, màu sắc rất bắt mắt, tiện cho đội cứu sinh tìm kiếm.

Đồng thời, đèn nháy tín hiệu dựa vào hình thức đặc định của sự kêu cứu và thời gian cách nhau phát ra tín hiệu báo động để được phát hiện kịp thời.

Khi nhân viên cứu hộ phát hiện phao báo hiệu xảy ra tai nạn, có thể thông qua dây cáp điện cung cấp điện cho tàu ngầm và mở nút phao báo hiệu lấy điện thoại lắp bên trong để liên lạc với tàu ngầm, tìm hiểu rõ nguyên nhân của sự cố, tình trạng tổn thất và đưa ra phương án cứu viện.

H.T (theo Hỏi đáp khoa học)
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video