Khiên chắn nhiệt thế hệ mới

NASA đã thử nghiệm thành công khiên chắn nhiệt mang tính đột phá, có khả năng bảo vệ phi thuyền xuyên qua khí quyển với tốc độ đến 12.230km/giờ.

Chuyến bay thử nghiệm khiên chắn nhiệt đời mới, viết tắt là IRVE-3, đã thực hiện vào ngày 23/7 từ bãi phóng Wallops của Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) ở đảo Wallops, bang Virginia, để chuẩn bị cho cuộc kiểm tra kéo dài 20 phút.


“Cây nấm” IRVE-3 tượng hình sau khi được bơm ni tơ - (Ảnh: NASA)

IRVE-3 chứa các vòng chưa bung được ép xuống dưới dạng hình nón, bên ngoài bao phủ bằng lớp chống nhiệt làm bằng nhiều lớp vật liệu chịu nhiệt.

Sau 6 phút kể từ lúc phóng, khiên chắn nặng 300kg và trọng tải kèm theo đã tách khỏi mũi hình chóp của thiết bị phóng như dự kiến, khi đang ở độ cao 450km phía trên Đại Tây Dương.

Một hệ thống bơm đã đẩy khí ni tơ vào khiên IRVE-3 cho đến khi nó bung thành hình cây nấm với bề ngang 3m, sau đó lao xuống khí quyển với vận tốc siêu thanh, theo Gizmag.

Bốn camera gắn theo thiết bị đã xác nhận khiên chắn giữ nguyên hình dạng bất chấp lực ma sát khủng khiếp trong quá trình quay lại mặt đất.

Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA là Lesa Rose cho biết, các kỹ sư và chuyên gia NASA đã bỏ ra ba năm để chuẩn bị chuyến bay cho IRVE-3, và may mắn là mọi chuyện diễn ra tốt đẹp.

Theo Thanh Niên, Gizmag
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video