Khó dự báo trước động đất

Ngày 4/3, T.S Lê Huy Minh Viện phó Viện Vật lý Địa cầu, Giám đốc Trung tâm Báo tin động đất và cảnh báo sóng thần trao đổi với VietNamNet cho biết, cơn động đất xảy ra ở Lai Châu nguyên do từ đới đứt gãy Mường Tè (tỉnh Lai Châu) không gây hại gì đáng kể.

Trận động đất này nằm cách Thị xã Lai Châu gần 150 km, chứ không nằm xung quanh khu vực thị xã như những trận trước đây. Trận động đất này gây chấn động cấp VII theo thang MSK64 ở khu vực chấn tâm. Thông thường, ở cấp VI trở lên, động đất đã có thể gây những ảnh hưởng nguy hại. Tuy nhiên, đây là trận động đất nông, nhỏ, xa khu dân cư, nên phạm vi gây ảnh hưởng của chấn động không lớn.

Chấm đen là địa điểm động đất ngày 3/3 (Ảnh: Vietnam.gov.vn)

Trước đó, vào ngày 16/5/2007, một trận động đất mạnh 6,1 độ richter kéo dài 15 - 20s đã xảy ra cách TP. Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) khoảng 200 km về phía Tây Bắc (thuộc địa phận nước CHDC Nhân dân Lào).

Dù khu vực Tây Bắc trong những năm gần đây xảy ra nhiều trận động đất, nhưng không thể tính trước được xác suất có thể xảy ra động đất thường xuyên nữa hay không, Viện Vật lý Địa cầu cho hay.

Theo ông Lê Huy Minh, với dự án nâng cấp và trang bị lại các trạm địa chấn, có tổng kinh phí 78 tỷ đồng, nhằm phủ kín hệ thống báo tin động đất trong cả nước, sẽ có 29 trạm đo xa được lắp đặt khắp các địa phương trong cả nước. Dự án này đưa lại nhiều lợi thế mà hiện nay chúng ta chưa có: số lượng trạm đo xa sẽ phân bố đều trên lãnh thổ, sẽ xác định nhanh và dễ dàng những số liệu các cơn địa chấn xảy ra bất cứ vùng nào trên cả nước. Hiện, chỉ khu vực phía Bắc thuận lợi trong việc xác định và truyền số liệu ngay lập tức sau khi có địa chấn.

Tuy nhiên, dự án này đến nay đang ở giai đoạn khảo sát, và theo dự tính, 4 năm nữa mới hoàn thành lắp đặt các trạm đo xa.

Tới nay, không chỉ riêng Việt Nam mà tất cả các nước trên thế giới đều không dự báo được chính xác thời điểm địa chấn sẽ xảy ra. Máy móc kỹ thuật hiện đại chưa thể tính được những dự báo trước này, chỉ có thể dự báo được ước lượng phần nào một số trận, thông qua việc tính toán chu kì, một số biểu hiện từ tự nhiên, động vật trong thiên nhiên… Tuy nhiên, kết quả nhiều khi lại không giống nhau, có lúc đúng, có lúc sai nên không thể coi đây là phương pháp khoa học – ông Minh cho hay.

Vinh Giang

Theo Vietnamnet
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video