Khó tin nhưng có thật: Loài kiến chuyên “bắt cóc trẻ em” để sinh tồn

"Bắt cóc trẻ em”, hành vi tưởng như chỉ tồn tại ở loài người lại xuất hiện cả ở côn trùng, cụ thể là loài kiến. Mỗi cuộc bắt cóc được diễn ra một cách công khai, với quy mô lên đến cả ngàn cá thể, và kết cục của con tin sau những phi vụ này sẽ khiến bạn phải bất ngờ.

Đương nhiên, hành vi bắt cóc ở loài kiến không hề vì mục đích kiếm tiến, mà nó lại liên quan trực tiếp đến sự sống còn của chúng. Cụ thể, từ khi sinh ra, hàm của loài kiến bắt cóc đã không hề có khía răng cưa, điều khiến chúng không thể tự nhai thức ăn. Do đó, kiến bắt cóc sẽ phải chấp nhận chết đói nếu không tìm ra giải pháp. Lựa chọn “sống còn” của chúng trong trường hợp này chính là tìm kiếm những “nô lệ” giúp mình nhai thức ăn.

Một vụ bắt cóc được tiến hành như thế nào?

Để tiến hành một phi vụ bắt cóc, trước hết, loài kiến này sẽ cử các nhóm kiến đi do thám khu vực lân cận. Một khi phát hiện ra mục tiêu tiềm năng – Tổ của loài kiến khác (thường là kiến đen) – Lực lượng do thám sẽ nhanh chóng trở về báo cáo để cả đàn triển khai cuộc tấn công chớp nhoáng.


Kiến bắt cóc đào đường vào tổ của kiến đen.

Bắt cầu cuộc tấn công, kiến bắt cóc sẽ kéo một lực lượng lớn lên đến cả trăm, thậm chí cả ngàn cá thể nhanh chóng tiến đến tổ của con mồi. Mục tiêu của chúng thường cũng rất thận trọng vì biết được có sự hiện diện của những kẻ bắt cóc vùng, nên về cuối ngày sẽ bịt lối vào tổ của mình bằng đất, cành cây nhỏ và sỏi.

Tuy nhiên, cũng không mất nhiều thời gian để đội quân bắt cóc này phá được “cổng thành”, và một khi xuyên thủng lớp phòng thủ, kiến bắt cóc sẽ nhanh chóng đi thẳng đến vị trí của những con kiến đen non, đang ở trạng thái phát triển cuối cùng trước khi trở thành kiến trưởng thành.


Kiến bắt cóc với chiến lợi phẩm: Ấu trùng kiến đen.

Sau khi tìm thấy mục tiêu, kiến bắt cóc sẽ tóm lấy nhộng kiến đen bằng cặp hàm trên dài, được biệt hóa cho việc gắp ấu trùng, mà không làm tổn thương đến chúng. Bên cạnh đó, cặp hàm này cũng rất hữu hiệu trong các cuộc chiến khi phần đỉnh nhọn hoắt giúp xuyên thủng khung xương ngoài của kẻ thù.

Ngay sau khi hoàn thành nhiệm vụ bắt cóc, đàn kiến sẽ trở về tổ của mình thần tốc y như cách mà chúng ập đến. Tuy nhiên, câu chuyện chưa hề dừng lại ở đây!

Kiến bắt cóc làm gì với con tin của mình?

Kiến sống trong một thế giới của các loại hóa chất! Không giống như chúng ta, kiến không có mũi, chúng dùng cặp râu ở đầu để cảm nhận về thế giới, tìm thức ăn cũng như nhận biết bầy đàn và kẻ lạ.

Kiến có thể tự tạo ra một mùi đặc trưng của mình. Mỗi tổ kiến lại có một mùi đặc trưng, vốn là sự kết hợp của các loại hóa chất từ kiến trong đàn trộn cùng hóa chất từ thức ăn và môi trường sống.


Kiến chạm râu với nhau để giao tiếp.

Loài kiến thu thập mùi hương thông qua một tuyến nằm ở bên góc của mình, cơ quan này tương tự một chiếc túi chứa đầy hóa chất có nguồn gốc từ bất kì thứ gì mà kiến đã tương tác. Đồng thời, để đối phương có thể nhận diện mình, kiến cũng sẽ tự bọc mình bằng mùi hương đặc trưng của đàn mà nó trực thuộc.

Vậy điều này có liên quan gì đến phi vụ bắt cóc của loài kiến kì lạ đã đề cập ở trên?

Cần biết rằng, khi vừa nở ra từ kén, nhộng kiến về cơ bản không hề có một mùi nhận diện nào. Do đó, kể cả khi bị bắt cóc, chúng cũng không hề biết rằng mình đang bị giam giữ tại một nơi xa lạ.

Cùng với đó, kiến bắt cóc sẽ thực hiện một thủ thuật để đánh lừa nạn nhân của mình, bằng cách phủ lên người ấu trùng kiến đen mùi hương đặc trưng của tổ kiến bắt cóc, từ đó khiến chúng nghĩ rằng mình vốn dĩ thuộc về nơi này. Việc dễ dàng tẩy não chỉ bằng mùi hương chính là lý do kiến bắt cóc lựa chọn mục tiêu của mình là ấu trùng thay vì kiến đã trưởng thành.


Kiến bắt cóc phủ lên người ấu trùng kiến đen mùi hương đặc trưng của tổ kiến bắt cóc, từ đó khiến chúng nghĩ rằng mình vốn dĩ thuộc về nơi này.

Khi lớn lên, những con kiến đen sẽ nhận nhiệm vụ kiếm ăn, nuôi dưỡng con non và các hoạt động khác để duy trì tổ cho kiến bắt cóc. Thêm vào đó, vì không thể tự nhai thức ăn, 100% việc ăn uống của kiến bắt cóc sẽ phụ thuộc vào kiến đen, nên những “nô lệ” này sẽ phải thực hiện thêm một nhiệm vụ không công nữa là mớm thức ăn cho chủ nhân.

Cụ thể, kiến bắt cóc và kiến đen sẽ chạm miệng vào nhau như tư thế hôn; tiếp đó, kiến đen nhả lại phần thức ăn đã được nhai trực tiếp vào miệng kiến bắt cóc, hành vi này được gọi là “Sự trao đổi thức ăn”. Theo các nhà khoa học, Sự trao đổi thức ăn rất phổ biến đối với những cá thể cùng đàn. Tuy nhiên, lại rất hiếm khi xảy ra giữa hai loài khác nhau như trong trường hợp này.


Kiến đen mớm thức ăn cho kiến bắt cóc.

Mối quan hệ giữa kiến bắt cóc và “nô lệ” của mình được coi là quan hệ kí sinh. Trong đó, kiến bắt cóc chính là vật kí sinh, kiến đen là vật chủ. Điều đặc biệt ở đây là thay vì hút máu hay hút chất dinh dưỡng, như hầu hết các ví dụ về quan hệ kí sinh khác, loài kiến này lại thực hiện hành vi hút tài nguyên.

Cập nhật: 05/11/2019 Theo Dân Trí
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video