“Núi kho báu” tập trung nhiều quặng bạch kim, vàng và kim loại quý khác, là kết quả của quá trình vận động địa chất và xói mòn kéo dài một tỷ năm.
Theo trang Siberiantimes, núi Kondyor Massif chứa nhiều nhiều kim loại quý. Có khoảng 4 tấn bạch kim được khai thác ở đây hàng năm.
Khối núi Kondyor Massif trong ảnh vệ tinh NASA. (Ảnh: Siberian Times).
Khối núi Kondyor Massif nằm ở vùng Khabarovsk hẻo lánh thuộc , cách vùng biển Okhotsk 600km về phía tây nam và cách Yakutsk 570km về phía đông nam. Cấu trúc địa chất này có đường kính 8km, nhô cao 600m, lớn gấp gần 7 lần miệng hố thiên thạch ở Arizona, Mỹ.
Nhìn từ trên cao, Kondyor Massif trông giống một núi lửa cổ đại hoặc vết tích do va chạm với thiên thạch gây ra. Tuy nhiên, các chuyên gia cho biết nguyên nhân dẫn tới hình dáng đặc biệt của khối núi là magma nóng chảy từ đá núi lửa kết tinh bên dưới mặt đất cách đây hơn một tỷ năm, tạo thành hình tròn hoàn hảo.
Khối núi trải qua quá trình xói mòn trên mặt đất trong thời gian dài. Cứng hơn so với nền đất xung quanh, Kondyor Massif là cạnh trên cùng bề mặt của cột đá chậm rãi kéo sâu vào trong lớp vỏ Trái đất và tàn tích của mái vòm xói mòn một phần. Một dòng suối chảy ra từ giữa khối núi, được bổ sung nước từ tuyết tan chảy ở vành núi. Nhiều dòng suối nhỏ hơn tỏa ra từ vành núi, cung cấp nước cho sông Kondyor nằm ở mặt phía bắc.
Những dòng suối này chứa các mỏ bạch kim ở dạng tinh thể, hạt và thỏi, cùng với vàng và nhiều khoáng sản quý khác. Một số tinh thể rất sắc trong khi nhiều tinh thể khác có cạnh tròn. Đặc biệt, Kondyor Massif là nơi tập trung nhiều tinh thể bạch kim phủ vàng vô cùng hiếm gặp và có chất lượng tốt nhất thế giới. Lượng bạch kim khai thác tại đây hàng năm lên tới 4 tấn. Vì vậy, Kondyor Massif còn được mệnh danh là "núi kho báu".
Pha lê bạch kim nạm vàng.
Theo đó, những dòng suối nhỏ tỏa từ vành núi chứa các trầm tích bạch kim ở dạng tinh thể, thỏi và hạt cùng với nhiều kim loại quý khác như vàng và đá quý. Chúng được xem là những thứ "tốt nhất từng được tìm thấy" trên thế giới.
Đặc biệt, núi kho báu này còn chứa một loại khoáng sản đặc biệt mà chỉ nơi đây mới có, gọi là Konderite - là hỗn hợp từ đồng, bạch kim, rhodium, chì và lưu huỳnh.
Theo trang Siberiantimes, việc khai thác plutonium ở Kondyor Massif đã bắt đầu từ năm 1984. Các tinh thể bạch kim từ khối núi này cũng lần đầu tiên xuất hiện tại Triển lãm Đá quý và Khoáng sản Tucson, Hoa Kỳ vào năm 1993. Thông thường, khoảng 4 tấn bạch kim được khai thác ở đây mỗi năm.
- Kho vàng triệu đô trong lòng núi lửa ở New Zealand
- Kim cương có thể tồn tại ở Nam Cực
- Phát hiện kỳ thú về các sát thủ đại dương: Bơi mỏi rồi, cá mập chuyển sang "đi bộ" dưới đáy biển
- Trung Quốc phát triển giống lúa lai kỳ lạ: Gieo trồng một lần thu hoạch trong nhiều năm
- Ghé thăm “thành phố màu vàng” độc đáo với mọi ngóc ngách đều phủ vàng rực rỡ, không giống đâu trên thế giới