Không có "tai", loài nhện dùng cách nào để "nghe ngóng" và săn bắt mồi?

Theo một nghiên cứu mới, mạng nhện có chức năng lớn để bắt mồi nhưng chúng cũng có thể được sử dụng như một thiết bị… "nghe ngóng" hữu dụng cho loại côn trùng này.

Nhện không có tai nhưng chúng có thể "nghe" được những rung động qua chân. Khi con mồi hoặc kẻ săn mồi đang di chuyển, những rung động đó được tăng cường nhờ lưới mạng nhện. Đây là một lợi thế vô giá giúp loài nhện sinh tồn trong tự nhiên.


Nhện có thể "nghe" được những rung động qua chân.

Để cho ra được kết quả nghiên cứu mới này, các nhà nghiên cứu đã nuôi một số lượng các chú nhện trong các khung hình chữ nhật. Tại đây, chúng tự do tạo ra các mạng nhện lớn phục vụ cho việc thử nghiệm.

Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu cho hay: "Chúng tôi nhận thấy mạng lưới nhện hình bánh xe, mềm mại hoạt động như một ăng-ten siêu âm ghi lại các chuyển động của các hạt không khí do âm thanh gây ra".

Một máy đo rung laser được sử dụng để đo phản ứng của tơ nhện với âm nhạc trong một buồng chống dội âm, một căn phòng được thiết kế để giảm thiểu phản xạ sóng âm. Các phép đo cho thấy các lưới nhện di chuyển gần như hoàn hảo cùng với âm thanh và đồng thời có khả năng thu được âm thanh phát ra.

Các âm thanh có tần số và từ các hướng khác nhau đã được thử nghiệm với mạng nhện, sau đó chúng mau chóng nhận được phản hồi liên quan tới từ nhện. Khi thấy biến lạ, các con nhện thường quay người lại, cúi xuống hoặc dẹt ra để phản ứng. Trong trường hợp âm thanh được phát theo định hướng, nhện cũng tự xoay mình hướng về vị trí phát ra âm thanh.

Các thí nghiệm tiếp theo với những chiếc loa thu nhỏ đặt gần mép của mạng nhện cho thấy âm thanh truyền qua mạng xa hơn là truyền qua không khí và một số loài nhện phản ứng với sự rung động ngay cả khi âm thanh chưa truyền đến chúng trong không khí.


Các bí ẩn của tơ nhện vẫn là thứ đang được các nhà khoa học nghiên cứu.

Điều đáng nói, cách mà các sợi tơ nhện phản ứng với sóng âm khác với cách hoạt động của màng nhĩ thông thường. Con người và hầu hết các loài động vật có xương sống khác có màng nhĩ biến áp suất sóng âm thành tín hiệu điện sau đó được giải mã trong não của chúng ta.

Côn trùng và động vật chân đốt (bao gồm cả nhện) không có màng nhĩ đó, do vậy mạng nhện có thể là một sự thay thế. Thậm chí có thể có một chiếc tai ẩn bên trong cơ thể nhện mà con người chưa hiểu biết được.

Qua quan sát, những con nhện dường như có khả năng điều chỉnh các chuỗi mạng lưới để chủ động thu về các tần số âm thanh khác nhau. Có rất nhiều hướng tiềm năng để khám phá từ cơ chế này của loài nhện. Điều này giúp các nhà khoa học đưa ra những phát minh cải tiến đối với các thiết bị âm thanh.

Cập nhật: 12/04/2022 Theo Pháp luật&bạn đọc
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video