Không được tiêm phòng rubella khi đã mang thai

Nhiều phụ nữ có thai muốn phòng ngừa bệnh rubella bẩm sinh cho con bằng cách tiêm phòng. Tuy nhiên, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương Phạm Ngọc Đính khuyến cáo, điều này tuyệt đối không nên vì có thể gây nguy hiểm.

Phụ nữ mang thai không được tiêm phòng Rubella (Ảnh: abc.net)
Tiến sĩ Phạm Ngọc Đính khuyến cáo, nếu muốn phòng bệnh rubella cho thai nhi, người mẹ phải tiêm văcxin trước khi có thai ít nhất 1 tháng, tốt nhất là trước 3-4 tháng. Khi đã có thai thì tuyệt đối không được tiêm văcxin này vì nó chính là virus sống giảm độc lực, thường sản xuất dưới dạng tam liên cùng với văcxin phòng sởi và quai bị.

Khi đã có thai, cách phòng rubella tốt nhất là hạn chế tiếp xúc với đám đông, nhất là khi đang có dịch; mang khẩu trang khi ra ngoài. Vệ sinh răng miệng, đường hô hấp thường xuyên bằng các dung dịch súc họng. Thai phụ cũng phải theo dõi và cảnh giác nếu có triệu chứng sốt nhiễm trùng phát ban.

Tiến sĩ Đính cũng giải đáp một số thắc mắc thường gặp về bệnh rubella:

- Rubella thường gặp ở tuổi nào?

- Mọi độ tuổi đều có thể mắc rubella. Bệnh hay gặp nhất ở trẻ em. Tuy nhiên, gần đây, bệnh có xu hướng tăng ở người lớn.

- Thời gian nào bệnh dễ xuất hiện nhất?

Trong số hơn 10.000 ca bệnh trong năm ngoái, có đến gần 60% xảy ra trong khoảng từ tháng 3 đến tháng 7. Ở miền Nam, bệnh xảy ra quanh năm. Ở miền Bắc, rubella phát triển mạnh vào mùa đông xuân, nhưng trong năm nay bệnh lại tăng vào cuối xuân đầu hè. Cụ thể, 3 tháng gần đây số ca mắc được phát hiện tăng liên tiếp, riêng trong tháng tư là trên 1.000 ca.

- Rubella là bệnh lành tính hay ác tính?

- Cả hai. Nó lành tính đối với các bệnh nhân trẻ em và người lớn. Nếu được chăm sóc tốt, bệnh sẽ khỏi mà không gây biến chứng gì. Tỷ lệ biến chứng của rubella thấp hơn nhiều so với sởi (1% so với 10%). Biến chứng có thể gặp là xuất huyết giảm tiểu cầu, viêm não màng não, viêm thận, tinh hoàn, khớp.

Nhưng đối với phụ nữ có thai, rubella lại là một bệnh cực kỳ ác tính vì nó rất dễ gây thai chết lưu, sẩy thai hoặc hội chứng rubella bẩm sinh cho trẻ (tỷ lệ 85% nếu thai phụ nhiễm bệnh trong 3 tháng đầu). Những trẻ này thường bị chậm phát triển tâm thần và thể lực, dị tật bẩm sinh nở tim và mặt, mù, điếc, có vấn đề ở gan, lách, tủy xương.

- Người đã khỏi bệnh có thể làm lây virus rubella?

- Virus gây bệnh rubella có thể tồn tại kéo dài ở bệnh nhân. Trên 80% trẻ mắc hội chứng rubella bẩm sinh có thể thải virus qua dịch tiết hô hấp và nước tiểu trong nhiều tháng sau đẻ.

Rubella nằm trong nhóm bệnh có chỉ số lây truyền cao nhất. Hơn 80% số người người chưa được tiêm phòng có thể mắc rubella nếu tiếp xúc với người bệnh. Chính vì vậy, rubella dễ phát thành dịch ở các tập thể lớn. 65% số vụ dịch được thống kê trong năm 2005 xảy ra ở các tập thể học sinh hoặc công nhân khu chế xuất.

- Các dấu hiệu nhận biết rubella?

- Cần nghĩ đến rubella khi có 4 biểu hiện: sốt; có hồng ban dát sần (ban kết thành các mảng); sưng hạch vùng cổ, sau tai và dưới chẩm; đau cơ khớp. 

Theo Vnexpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video