Khu danh thắng Hoàng Long - Trung Quốc

Tổ chức Khoa học, Giáo dục và Văn hóa của Liên hiệp quốc Unesco đã công nhận Khu danh thắng Hoàng Long là Di sản thiên nhiên thế giới năm 1992.

Khu danh thắng Hoàng Long - Di sản thiên nhiên thế giới tại Trung Quốc

Khu danh thắng Hoàng Long nằm rất gần với khu bảo tồn thiên nhiên Cửu Trại Câu, chỉ cách nhau có 1 ngọn núi nhưng do trên núi có tuyết nên phải đi vòng qua một con đường dài 100 km mới đến được Hoàng Long. Danh thắng nằm ở khe núi Hoàng Long thuộc huyện Tùng Phan, Châu A Bá, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc Đây là khe núi kéo dài từ Nam sang Bắc của dãy núi Ngọc Thúy, dài gần 8km.

Khu danh thắng Hoàng Long thuộc huyện Tùng Phan, tỉnh Tứ Xuyên, Hoàng Long nổi tiếng với “tứ tuyệt” gồm: hồ nước ngũ sắc, núi tuyết, khe sâu, rừng già. Trong đó cảnh sắc đẹp nhất của Hoàng Long là bãi nham thạch nằm dưới khe núi. Các lớp đất đá ở đây thường có màu vàng, nhấp nhô như những làn sóng uốn lượn, trông giống như những con Rồng Vàng, đó là lý do vì sao khu danh thắng này được lấy tên là Hoàng Long. Bãi nham thạch uốn lượn này được ví như là Hoàng Long thiên hạ tuyệt.

Khe núi đá vôi ở Hoàng Long dài hơn 7km và rộng hơn 300m, khe núi được bao quanh bởi rừng già. Bởi kết cấu địa chất nham thạch ở đây có nồng độ canxi cao nên các dòng suối chảy qua các khe núi này bào mòn các lớp đá và lắng đọng lại tạo thành các con đê. Trong núi có hơn 3.000 hồ nước và suốt nhỏ xanh như ngọc, các hồ này xuống dốc gần như kiểu ruộng bậc thang. Hồ lớn thì rộng tới hàng mẫu, hồ nhỏ thì chỉ như cái chậu. tất cả cá thành hồ đều có màu như hoàng ngọc, lung linh trong trẻo..Có lẽ vì thế mà hệ thống hồ trong khu danh thắng Hoàng Long được mệnh danh là “nhân gian dao trì” tức là hồ quý chốn nhân gian.

Nằm ở độ cao 3.100 tới 3.500 mét so với mặt nước biển, nên nhiệt độ của khu danh thắng Hoàng Long cao nhất là vào tháng 7 và tháng 8 cũng chỉ lên đến 10 -12 độ C. Không khí ở đây loãng hơn ở Cửu Trại Câu nên đối với những người yếu thì sẽ có cảm giác khó thở. Cảnh quan chủ yếu gồm thắng cảnh khe Hoàng Long; thắng cảnh khe Đơn Vân; thắng cảnh Hồ Nhị Đạo và khu thắng cảnh Mâu Ni.

Khu vực danh thắng của Hoàng Long nằm ở độ cao hơn 3.000 mét so với mặt nước biển nhưng đỉnh của ngọn núi này có độ cao lên tới 4.800 mét. Ở độ cao từ 1.700 mét đến 2.300 mét là hệ thống rừng với nhiều loại thực vật cùng nhau sinh trưởng, nhưng nhiều nhất là các cây lá phong. Từ độ cao 2.300 mét tới 3.600 mét, chủ yếu là cây lá kim, linh sam, thông. Từ độ cao 3.600 mét đến 4.200 mét rừng nhường chỗ cho đồng cỏ bị chi phối bởi cây bụi và cỏ. Ở độ cao 4.200 đến 4.800 mét thảm thực vật thưa dần chỉ loáng thoáng vài bui cây cỏ, đến đỉnh núi ở độ cao 4.800 thì quanh năm băng tuyết trắng xóa. Mặc dù không có nhiều loài động vật sinh sống như các khu bảo tồn động vật hoang dã hay khu bảo tồn thiên nhiên nhưng tại Hoàng Sơn cũng có khá nhiều các loài động vật cư trú. Trong đó có một số loài đáng chú ý như: gấu trúc lớn, gấu trúc nhỏ, khỉ vàng, gấu ngựa, báo, sơn dương đại lục, mèo rừng…

Để đến được khu danh thắng này ( khách du lịch chỉ đến lưng chừng núi), khách du lịch phải đi men theo đường mòn gập ghềnh uốn lượn chạy theo sườn núi. Hai bên đường đi phong cảnh rất hữu tình với những tầng mây trắng, xa xa những cánh rừng xanh rậm rạp, rì rào tiếng những dòng suối lơn nhỏ reo vui bên tai…Lên đến lưng chừng núi nhìn xuống, khách thăm quan sẽ nghĩ mình đã lạc vào chốn thiên đường bởi cảnh sấc đẹp không thể tưởng tượng nơi đây. Mây bay bên cạnh, những hồ nước lớn phía dưới phản chiếu sắc màu rực rỡ như một chiếc gương khổng lồ của tạo hóa.

Đi dọc hết đường mòn vào đến trung tâm Khu danh thắng Hoàng Long sẽ băt gặp hồ ngũ sắc. Điều vô cùng hấp dẫn khách du lịch đó là nước trong hồ có màu sắc không cố định mà thay đổi liên tục. Chỉ một vài phút trước mắt du khách đang là màu vàng chanh thì ngay sau đó đã chuyển sang màu vàng rồi lại xanh lục đuôi công, lúc lại là hồng mã não, tím nho….

Khu danh thắng này được thiết lập dưới sự bảo vệ của Nhà nước và Ban quản lý di tích vào năm 1982, ngay sau đó khu danh thắng này được xếp vào danh sách các khu danh thắng cấp quốc gia. Khu danh thắng Hoàng Long nắm giữ một vị trí quan trọng bởi đây còn là được coi là nơi gặp nhau của văn hóa địa phương và tôn giáo Tây Tạng. Đến năm 1987, Tỉnh Tứ Xuyên đã ban hành những quy định cụ thể nhằm thắt chặt việc bảo vệ khu danh thắng này. Kể từ đó đến nay, việc bảo tồn và phát triển các giá trị của di sản này vẫn liên tục được kết thừa và phát triển.

 

 

 

 

 

 

 

Theo disanthegioi.info
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video