Kiến xác định bạn và thù thế nào?

Đàn kiến Argentine
(Ảnh: berkeley.edu)

Khi phải phân biệt đồng đội và kẻ thù dựa trên những khác biệt di truyền, con người tỏ ra thua xa loài kiến. Những côn trùng bé nhỏ này có thể phát hiện những khác biệt về gene của đàn khác trong cùng một loài. 

Kiến Argentine là loài khá hung hãn. Với vóc dáng to lớn, sức khỏe và sự hiếu chiến, chúng đã thành lập nhiều "đế chế" vô cùng rộng lớn có bán kính hàng trăm km, gồm vài chục triệu cái tổ. Kiến từ các tổ khác nhau trong cùng một đàn hiếm khi gây sự hay đánh nhau. Nhưng kiến không cùng đàn lại thường xuyên xung đột, dẫn đến những cuộc chiến khốc liệt làm hàng nghìn con bỏ mạng.

Các nhà sinh vật học tại Đại học Western Australia (Australia) tiến hành tìm hiểu đàn kiến đông nhất ở phía Nam bang California (Mỹ). Lãnh địa của chúng là một vùng đất rộng tới 960 km, nằm tiếp giáp với lãnh địa của 3 đàn nhỏ hơn. Những trận chiến ở các khu vực tiếp giáp đã giết chết ít nhất 15 triệu kiến thợ trong 6 tháng.

Nhóm nghiên cứu nhặt xác kiến thợ của một tổ gần nơi giáp ranh, rồi đặt kiến thợ còn sống ở một tổ cách xa hàng trăm km, nhưng vẫn cùng một đàn, vào vị trí những con chết. Lũ kiến ở tổ không hề tấn công những kẻ mới đến. Giao tranh nổ ra ngay lập tức khi họ đặt những con kiến ở một tổ cách đó vài chục mét, nhưng thuộc đàn  khác.

Các nhà khoa học cho rằng kiến trong cùng một đàn có cấu trúc gene tương tự nhau, cho dù khu vực sinh sống của chúng có xa nhau đến hàng trăm km. Nhưng cấu trúc gene của những con không cùng lãnh địa lại khác nhau, ngay cả khi nơi ở của chúng chỉ cách nhau vài mét. 

Kiến Myrmecia nigriscapa (Ảnh: LiveScience)

"Kiến thợ vẫn nhận ra những con cùng đàn và, do đó, không đánh nhau. Điều này chứng tỏ những con cùng loài nhưng khác đàn có điểm khác biệt về mặt di truyền và lũ kiến có khả năng phát hiện những điểm đó", Melissa Thomas, thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận định.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, giữ gìn mối quan hệ thân thiện với những tổ khác trong cùng đàn cho phép kiến trong một tỏ tập trung được nhiều nguồn lực hơn cho việc sinh sản.

"Chiến tranh ngốn mất nhiều thời gian và sinh mạng của kiến", Thomas phát biểu. Nếu đầu tư thời gian và lực lượng vào việc tìm kiếm thức ăn và nuôi dưỡng ấu trùng thay vì đánh nhau để bảo vệ lãnh thổ, mỗi tổ sẽ phát triển với tốc độ rất nhanh. Điều này rất có lợi đối với sự phát triển của cả đàn.

Kết quả nghiên cứu được đăng trên số ra tháng 12 của tạp chí Molecular Ecology.

Việt Linh

Theo LiveScience, Vnexpress
Danh mục

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Khoa học vũ trụ

Danh nhân thế giới

Ngày tận thế

1001 bí ẩn

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Khoa học quân sự

Lịch sử

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Hỏi đáp Khoa học

Công nghệ mới

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Ứng dụng khoa học

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Video