Kính viễn vọng James Webb hoàn thành thử nghiệm cuối cùng, chuẩn bị được phóng vào tháng 10

Sau nhiều lần trì hoãn, thiết bị kế nhiệm của kính viễn vọng không gian Hubble có thể được phóng lên vào tháng 10 năm nay.

Trong một tuyên bố mới, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết đã hoàn tất giai đoạn thử nghiệm cuối cùng của kính viễn vọng không gian James Webb (JWST) và chuẩn bị "đóng gói" để vận chuyển đến cơ sở phóng.


Mô phỏng kính viễn vọng không gian James Webb khi đi vào hoạt động. (Ảnh: NASA)

JWST ban đầu có kế hoạch ra mắt vào năm 2007, nhưng đã trải qua một cuộc tái thiết kế mạnh mẽ và được dời lịch đến năm 2015. Vì nhiều lý do khác nhau, sứ mệnh tiếp tục bị trì hoãn đến năm 2018, sau đó là tháng 6/2019, 5/2020, 3/2021 và gần nhất là tháng 10/2021. Tuy nhiên, đây có vẻ là lịch phóng cuối cùng.

Sứ mệnh James Webb phải đối mặt với nhiều thách thức do bị ràng buộc với "Điểm Lagrange" thứ hai trong hệ thống Trái Đất-Mặt Trời, một trong năm vị trí không gian liên hành tinh nơi lực hấp dẫn của hai vật thể lớn và lực ly tâm cân bằng nhau. Vì ở cách xa gần một triệu dặm, các phi hành gia không thể ghé thăm nó để sửa chữa và nâng cấp như những gì từng làm với Hubble.


Các kỹ sư kiểm tra JWST trong cơ sở của Northrop Grumman. (Ảnh: NASA).

Sau khi hoàn thành các thử nghiệm và kiểm tra cuối cùng để đảm bảo kính viễn vọng mới sẽ hoạt động tốt, nhóm kỹ sư của NASA đã gấp gọn các tấm pallet che nắng của nó vào tháp trung tâm và khóa tất cả lại với nhau, sẵn sàng cho vào một container. Những công việc chuẩn bị này dự kiến hoàn tất trong tháng 9.

JWST sau đó sẽ được vận chuyển từ cơ sở của Northrop Grumman ở bang California đến địa điểm phóng ở vùng Kourou, Guiana thuộc Pháp, trên bờ biển đông bắc Nam Mỹ, nơi nó được đóng gói vào khoang chứa đặt trên đỉnh tên lửa phóng Ariane 5, sẵn sàng rời Trái Đất sau rất nhiều năm chờ đợi.

Được mệnh danh là "công cụ nhìn xuyên quá khứ", JWST khi đi vào hoạt động sẽ quét vũ trụ bằng tia hồng ngoại trong ít nhất một thập kỷ, cung cấp cái nhìn xa hơn và rõ nét hơn về không gian sau thẳm. Với khả năng quan sát vật thể cách xa hơn 13,5 tỷ năm ánh sáng, thiết bị được kỳ vọng có thể khám phá những ngôi sao và thiên hà đầu tiên hình thành sau vụ nổ lớn Big Bang.

Cập nhật: 31/08/2021 Theo VnExpress
Danh mục

Công nghệ mới

Phần mềm hữu ích

Khoa học máy tính

Phát minh khoa học

AI - Trí tuệ nhân tạo

Khám phá khoa học

Sinh vật học

Khảo cổ học

Đại dương học

Thế giới động vật

Danh nhân thế giới

Khoa học vũ trụ

1001 bí ẩn

Ngày tận thế

Chinh phục sao Hỏa

Kỳ quan thế giới

Người ngoài hành tinh - UFO

Trắc nghiệm Khoa học

Lịch sử

Khoa học quân sự

Tại sao

Địa danh nổi tiếng

Bệnh và thông tin bệnh

Y học - Sức khỏe

Môi trường

Bệnh Ung thư

Virus Covid 19

Ứng dụng khoa học

Khoa học & Bạn đọc

Câu chuyện khoa học

Công trình khoa học

Sự kiện Khoa học

Thư viện ảnh

Góc hài hước

Video